Các kiến thức về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Chứng rối loạn ngôn ngữ gây ra rất nhiều khó khăn trong giao tiếp cho trẻ với người thân hay bạn bè xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ. Vậy liệu bạn đã hiểu rõ về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ này chưa?

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ là một dạng di chứng ở não, do vùng não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu khi cơ thể mắc phải những bệnh lý hay có những tổn thương khó hồi phục tại não bộ, trẻ rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp vấn đề khó khăn trong việc trao đổi thông tin, giao tiếp với mọi người xung quanh bằng lời nói.

Trẻ có thể nói khó, nói ngọng, khó trình bày mong muốn bản thân, không hiểu lời nói người khác,…

Theo số liệu thống kê cho thấy có từ 10- 15% số trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ và được chẩn đoán từ dưới 3 tuổi, tuy nhiên cũng có những người đến tuổi trưởng thành mới có thể phát hiện. 

Phân loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Tùy theo vị trí, mức độ tổn thương của não bộ mà chứng rối loạn ngôn ngữ được phân chia thành ba dạng chính sau đây:

1: Rối loạn vận ngôn

Biểu hiện của rối loạn vận ngôn là nói ngọng, rối loạn hơi thở, nói ngắt quãng, rối loạn phát âm ở thanh quản, biến đổi độ vang của âm,… Đây là hệ quả của tình trạng yếu, liệt các cơ quan liên quan đến chức năng nói như môi, lưỡi, thanh quản,…

Ở trẻ bị rối loạn vận ngôn thông thường, trẻ có thể hoàn toàn hiểu lời nói và trình bày rõ ý kiến của mình. tuy nhiên, vấn đề chủ yếu trẻ gặp phải là những “méo mó, sai lệch” trong ngữ âm khiến người nghe cảm thấy khó hiểu những ý kiến , lời nói của trẻ rối loạn ngôn ngữ.

Trong trường hợp này, chỉ người thân, bạn bè hoặc những người đã tiếp xúc thường xuyên và lâu dài mới có thể hiểu được ngôn ngữ, lời nói và ý kiến của trẻ rối loạn ngôn ngữ..

2: Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận

Chúng ta có thể nhận thấy các biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ  một cách dễ dàng qua các dấu hiệu sau đây:

3: Trẻ không hiểu được những câu nói dài

Trẻ không thể nắm bắt được nội dung xuyên suốt của cuộc nói chuyện.

4: Trẻ gặp khó khăn trong vấn đề đọc và chữ viết

Trẻ không hiểu cuộc hội thoại nếu có quá nhiều người  cùng tham gia hoặc xen lẫn những tiếng ồn.

Mất hoàn toàn khả năng hiểu ngôn ngữ – cảm giác của trẻ rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận sẽ giống như bạn đang nghe một dạng tiếng nước ngoài.

5: Trẻ không theo dõi được cuộc nói chuyện.

Bên cạnh đó, trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận còn gặp khó khăn trong quá trình đọc chữ, thậm chí trẻ có thể mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, việc diễn đạt, trình bày những suy nghĩ, mong muốn của trẻ vẫn diễn ra bình thường, trẻ chỉ không hiểu và không tiếp nhận được thông tin từ người khác qua lời nói.

6: Rối loạn ngôn ngữ biểu cảm

- Trẻ mắc dạng rối loạn ngôn ngữ biểu cảm sẽ gặp khó khăn trong các vấn đề giao tiếp:

- Trẻ không tìm được từ để nói, miêu tả chính xác điều mà mình muốn trình bày.

- Trẻ mất nhiều thời gian suy nghĩ để nói ngay cả khi là những câu đơn giản.

- Trẻ không thể gọi tên người thân hoặc những sự vật quen thuộc,…

- Khó khăn khi trình bày nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của bản thân.

Nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc các bệnh lý khác, chẳng hạn đi kèm với chứng tự kỷ, hội chứng Down, bại não hay hội chứng X dễ vỡ; rối loạn tăng động giảm chú ý.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em thường liên quan đến các yếu tố di truyền hay tổn thương quá trình người mẹ mang thai như: mẹ sinh con thiếu tháng, nhẹ cân hay người lạm dụng bia rượu, các chất kích thích trong thai kỳ.

Trẻ cần phải tiến hành, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán mới có thể đưa ra những chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các nguyên nhân gây chứng rối loạn ngôn ngữ cũng không được xác định.

Chính bởi vậy mà việc phát hiện và tiến hành can thiệp sớm sẽ giúp việc kiểm soát các biến chứng đạt kết quả tốt hơn.

Biểu hiện của trẻ rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em thường liên quan đến các yếu tố bẩm sinh và liên quan đến nhiều hội chứng khác như tự kỷ hay tăng động. Các biểu hiện ở trẻ rối loạn ngôn ngữ thường xuất hiện khá sớm, thường là trong giai đoạn từ 12 tháng tuổi. Cụ thể các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở trẻ em bao gồm:

- Trẻ không biết bi bô, 18 tuổi chưa biết nói từ đơn, 24 tháng tuổi chưa biết nói 1 câu đơn giản

- Trẻ thích tự chơi 1 mình, không có hứng thú với các cuộc trò chuyện, không biết kết bạn.

- Lơ là khi cha mẹ hay người thân gọi tên, không nhớ được nội dung cuộc trò chuyện.

- Trẻ biết tên hay không biết phân biệt các đồ vật đơn giản mà thường có xu hướng gọi bằng “cái này”, “cái kia” để thay thế.

- Nhầm lẫn tên giữa các đồ vật, chẳng hạn như đôi đũa gọi là cái bát.

- Không biết lặp lại từ được dạy hoặc lặp lại một cách máy móc mà không hiểu ý nghĩa của câu nói.

- Ăn nói lộn xộn, khó hiểu, hay dùng sai thành ngữ, tục ngữ.

- Trẻ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu hay tiếp nhận thông tin từ người khác.

- Không tập trung nghe người khác nói, nhất là khi bị tác động bởi tiếng ồn bên ngoài.

- Vốn từ vựng ít ỏi, thường xuyên bỏ mất từ trong các cuộc trò chuyện

- Không có khả năng xây dựng cuộc trò chuyện hay diễn đạt những mong muốn của bản thân.

Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ cho trẻ

Việc can thiệp điều trị rối loạn ngôn ngữ cho trẻ không phải một sớm, một chiều là có kết quả. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi tính kiên trì thực hiện các phương pháp can thiệp phù hợp cũng như cách chăm sóc trẻ rối loạn ngôn ngữ của các bậc cha mẹ.

Bên cạnh các giáo trình điều trị rối loạn ngôn ngữ chuyên môn từ các chuyên gia thì cha mẹ cũng có thể giúp con cải thiện chứng bệnh này bằng một số hoạt động sau:

Trò chuyện nhiều, ca hát, đọc sách, kể chuyện cho trẻ: trẻ sẽ cải thiện ngôn ngữ tốt hơn khi cha mẹ khuyến khích trẻ nhắc lại những lời kể, câu hát, nhìn vào những hình ảnh trong sách và bày tỏ quan điểm. Cha mẹ nên trả lời những câu hỏi của trẻ để mở rộng vốn từ vựng.

Chơi cùng trẻ: đây chính là các tốt nhất để giúp con cải thiện các kỹ năng giao tiếp và kiểm soát các hành vi tăng động giảm chú ý. Cha mẹ nên chơi cùng con các trò chơi cần nhiều sự tương tác giữa những người tham gia.

Khuyến khích trẻ tự chỉ vào những đồ vật, biển báo và gọi tên chúng.

Cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa để cải thiện kỹ năng giao tiếp qua việc tiếp xúc, tương tác với mọi người.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên định hướng cho con tham gia học tập tại các trường học chuyên biệt cho trẻ rối loạn ngôn ngữ. Giáo trình được thiết kế đặc biệt cũng như môi trường phù hợp sẽ là tiền đề tốt giúp trẻ rối loạn ngôn ngữ sớm cải thiện khả năng giao tiếp của mình đồng thời tiếp thu các kiến thức dễ dàng hơn.

Giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng cung cấp chương trình giáo dục đặc biệt, xuyên suốt từ mầm non cho tới trung học phổ thông cho các trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn, thắc mắc gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ với số hotline 0987 754 956 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhanh nhất!

Trẻ chậm nói đơn thuần: Dấu hiệu và giải pháp can thiệp

Trẻ chậm nói đơn thuần: Dấu hiệu và giải pháp can thiệp

Trẻ chậm nói đơn thuần là trẻ có vốn từ ngữ ít ỏi nhưng vẫn hiểu được những gì người khác nói và thực hiện...

Khám phá >
Những ảnh hưởng của chứng chậm nói ở trẻ

Những ảnh hưởng của chứng chậm nói ở trẻ

Trẻ chậm nói có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng. Những rắc rối thường đi kèm với trẻ chậm nói...

Khám phá >
Phân biệt trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ?

Phân biệt trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ?

Trẻ chậm nói tuy có một số biểu hiện giống trẻ tự kỷ. Như giao tiếp ngôn ngữ kém, chậm đáp ứng  song các dạng vận động...

Khám phá >
Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói?

Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói?

Chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Chậm nói có thể là biểu hiện của...

Khám phá >
Trẻ như thế nào được coi là chậm nói?

Trẻ như thế nào được coi là chậm nói?

Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết xem trẻ trẻ có bị chậm nói hay không thông qua những biểu hiệu cụ thể qua từng...

Khám phá >
Trẻ chậm nói là gì? Các kiến thức về chứng chậm nói ở trẻ

Trẻ chậm nói là gì? Các kiến thức về chứng chậm nói ở trẻ

Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ có thể hiểu đơn giản là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình...

Khám phá >

0987754956