Các kiến thức về trẻ tự kỷ

Cụm từ “ trẻ tự kỷ” giờ đây đã không còn là một điều gì quá xa lạ đối với chúng ta nhất là khi thực trạng số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng cao không chỉ ở trên thế giới mà ngay tại Việt Nam cũng vậy.

Tuy nhiên, nhiều người, thậm chí là những bố mẹ có con tự kỷ đôi khi cũng cảm thấy mơ hồ về vấn đề này, dẫn đến việc gặp khó khăn hay mắc những sai lầm đáng tiếc trong quá trình giáo dục và hỗ trợ điều trị cho trẻ tự kỷ.

Chứng tự kỷ ở trẻ là gì?

Hơn 50 năm trước, TS. Leo Kanner – một chuyên gia tâm thần học tại ĐH. Johns Hopkins – đã sử dụng thuật ngữ ‘tự kỷ’ trong bài viết đầu tiên của ông khi đề cập đến một nhóm trẻ miệt mài với chính bản thân hoặc có những vấn đề trầm trọng về hành vi, giao tiếp, và quan hệ với người khác.

Tự kỷ có thuật ngữ chính thức là rối loạn phổ tự kỷ (ASD - Autism spectrum disorder).

Hiểu một cách đơn giản hơn, đây là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập, ảnh hưởng đến nhiều mặt về sự phát triển của trẻ nhưng chủ yếu là: khiếm khuyết về tương tác xã hội, khiếm khuyết về giao tiếp (không lời và lời nói), các hành vi bất thường hoặc các mối quan tâm bị thu hẹp, rập khuôn và lặp lại. 

Nhiều người cho rằng, những đứa trẻ tự kỷ cũng như cha mẹ của chúng sẽ phải chấp nhận số phận này mà không có cách nào thay đổi được nhưng đến nay với sự phát triển của y học, có rất nhiều phương pháp giáo dục, hỗ trợ trị liệu vô cùng hữu ích.

Tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam và trên thế giới

Theo kết quả khảo sát của CDC (Mỹ) công bố năm 2014, cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ bị rối loạn tự kỷ, tăng 30% so với năm 2012.

Tại Việt Nam, vào tháng 1 năm 2019, Tổng cục Thống kê công bố nước ta hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số). Trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ và  tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra.

Phần lớn người tự kỷ ở nước ta không được chẩn đoán và được chăm sóc cũng như hỗ trợ trị liệu phù hợp.

Tại sao trẻ bị tự kỷ?

Không ai biết được nguyên nhân chính xác gây ra chứng tự kỷ ở trẻ em là gì. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ngày càng có nhiều chứng cứ chỉ ra việc trẻ tự kỷ có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như:

1: Do ảnh hưởng của gene

Trẻ song sinh cùng trứng có nguy cơ tự kỷ cao hơn trẻ sinh đôi khác trứng; hoặc trẻ có hệ thống miễn nhiễm yếu hoặc bị tổn thương; trẻ có một phía cha mẹ bị trầm cảm hoặc gặp khó khăn về đọc.

2: Do Virus

Virus cũng có thể là nguyên nhân gây nên tự kỷ: Nếu người mẹ mắc sởi trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ sinh con tự kỷ cũng cao hơn. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu các loại virus trong các vaccine như virus sởi trong vaccine MMR, virus pertussis trong DPT.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng nào công nhận mối liên quan trên.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng tỉ lệ trẻ tự kỷ cao hơn ở những khu vực bị ô nhiễm hóa chất hay ô nhiễm môi trường nói chung.

Ảnh hưởng của chứng tự kỷ với trẻ

Tự kỷ tùy từng dạng mà sẽ gây ra một hoặc nhiều ảnh hưởng tới trẻ trên các phương diện sau

1: Về cơ thể

Có những tổn thương trong não ảnh hưởng đến cảm xúc, các giác quan và học tập.

Trẻ tự kỷ thường kém tập trung hơn do trong máu và tủy sống không đủ chất serotonin hoặc nồng độ chất beta-endorphins và chất gây nghiện cao hơn mức cần thiết khiến trẻ tự kỷ ít nhạy cảm với cảm giác đau đớn.

Hệ thống miễn dịch không hoàn hảo (có thể do ảnh hưởng của gen) làm cho trẻ tự kỷ dễ bị tổn thương trong môi trường ô nhiễm và độc hại.

2: Tổn thương giác quan

Nhiều trẻ tự kỷ bị tổn thương 1 hay nhiều giác quan như: thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, tiền đình, mùi vị, và cảm nhận cơ thể. Những tổn thương này làm trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin hoặc chịu đựng được những tác động trong môi trường mà người khác xem là bình thường. Một số biểu hiện dễ thấy ở những trẻ tổn thương giác quan như là: trẻ tự kỷ khó ngủ, chậm nói hoặc không biết nói, hay la hét,...

3: Nhận thức

Nhiều người nhầm tưởng rằng tất cả trẻ tự kỷ thông minh nhưng chỉ có khoảng 10% trẻ tự kỷ có khả năng bác học này. Những khả năng này thường là về không gian, toán, ghi nhớ sự kiện, âm nhạc hoặc nghệ thuật.

Nhiều trẻ tự kỷ có mức độ chú ý rất hẹp. Họ thường chỉ chú ý một đặc điểm nào đó (và thường là không liên quan) của một vật mà không chú ý đến tổng thể của vật đó nên không hiểu được sự vật xung quanh hoặc người khác.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ có thể nhận biết từ sớm. Cha mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu này để có thể kịp thời chẩn đoán, gia tăng tỷ lệ thành công cao trong quá trình hỗ trợ trị liệu và quá trình giáo dục sau này.

1: Nhận biết trẻ tự kỷ dưới 24 tháng

- Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi.

- Không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi: chỉ tay, vẫy tay, bắt tay, nhìn mắt, bắt chước, lắc đầu…

- Không nói được từ đơn khi 16 tháng

- Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng

2: Nhận biết trẻ tự kỷ từ 2 đến 5 tuổi

- Nói không rõ ràng hoặc chảy nhiều nước dài

- Thể hiện ít quan tâm đến món đồ chơi

- Không muốn chơi với những đứa trẻ khác

- Dễ bị phân tâm hoặc khó tập trung vào một hoạt động trong vòng hơn 5 phút

- Thể hiện các hành vi cực đoan (hung hăng bất thường, nhút nhát, buồn bã, sợ hãi)

Trẻ tự kỷ có chữa được không? 

Đây có lẽ là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều các bậc cha mẹ có con được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Tự kỷ có thể chữa được hay không còn phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh cũng như cách chăm sóc trẻ tự kỷ của mỗi gia đình.

Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và can thiệp bằng những phương pháp điều trị thích hợp sẽ đem lại khả năng hồi phục, ít bị phụ thuộc và tự tin xây dựng các mối quan hệ khi đến tuổi trưởng thành cho các trẻ tự kỷ. 

Một số phương pháp điều trị trẻ tự kỷ phổ biến hiện nay phải kể đến như: sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, bấm huyệt, điều trị về tâm lý để điều chỉnh một số tình trạng hay hành vi cụ thể. Tùy theo mức độ mà trẻ tự kỷ sẽ được kết hợp các phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Giáo dục trẻ tự kỷ

Nhiều bậc cha mẹ có tâm lý né tránh, không muốn cho con tham gia học tại các ngôi trường chuyên biệt cho trẻ tự kỷ nhưng điều này là không nên bởi việc lựa chọn cho trẻ tự kỷ một môi trường giáo dục chuyên biệt sẽ giúp các con dễ dàng vượt qua gian đoạn khó khăn này hơn cũng như học tập được thêm nhiều kỹ năng mới để phát triển tốt trong tương lai.

Tại đây, trẻ sẽ được học tập theo các chương trình giáo dục được thiết kế đặc biệt, phù hợp với nhận thức giúp trẻ tiếp thu nhanh chóng hơn cũng như tạo môi trường tốt để trẻ cải thiện các ảnh hưởng của chứng tự kỷ.

Quý phụ huynh có thể liên hệ đến số hotline 098 775 4956 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và nhanh nhất!

Những nhầm lẫn về trẻ tự kỷ khiến trẻ ngày càng nặng hơn

Những nhầm lẫn về trẻ tự kỷ khiến trẻ ngày càng nặng hơn

Trẻ tự kỷ có các dấu hiệu nhận biết, cách can thiệp và điều trị khác với những trẻ khác như trẻ chậm nói hoặc chậm...

Khám phá >
Chứng tự kỷ dưới góc nhìn từ y học cổ truyền

Chứng tự kỷ dưới góc nhìn từ y học cổ truyền

Thời gian gần đây y học cổ truyền cũng đang rất quan tâm đến chứng tự kỷ ở trẻ và đưa ra nhiều phương pháp điều trị cùng với...

Khám phá >
Chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách để trẻ được phát triển bình thường

Chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách để trẻ được phát triển bình thường

Chăm sóc trẻ bị tự kỷ khó hơn nhiều so với trẻ bình thường. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách,...

Khám phá >
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ với tuổi dưới 6 tháng

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ với tuổi dưới 6 tháng

Nhận biết trẻ tự kỷ càng sớm sẽ càng tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết các biểu...

Khám phá >
Các tiêu chuẩn trong đánh giá xác định trẻ bị tự kỷ

Các tiêu chuẩn trong đánh giá xác định trẻ bị tự kỷ

Việc xác định trẻ có bị tự kỷ hay không được chuyên gia thực hiện. Tuy nhiên chúng tôi cũng nêu sơ lược các phương...

Khám phá >
Vì sao trẻ bị tự kỉ? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Vì sao trẻ bị tự kỉ? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Việc không hiểu rõ về căn bệnh tự kỉ, thành ra việc phát hiện phòng tránh bệnh khá khó khăn. Vậy...

Khám phá >

0987754956