Bố mẹ nên làm gì khi trẻ xuất hiện các triệu chứng Covid 19

Tư vấn các bậc phụ huynh những điều nên làm khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh Covid 19. Từ đó có cách xử trí tốt nhất

Nếu con bạn bị sốt, ho, hoặc các triệu chứng khác của COVID-19, hãy gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế theo dõi điều trị COVID -19 tại địa phương. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phải làm gì và liệu con bạn có cần đi khám bệnh hoặc nhập viện hay không. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà, liều Paracetamol 10 -15 mg cho mỗi kg cân nặng, cách mỗi 6 giờ ( ví dụ trẻ 20 kg, liều hạ sốt khoảng 200 mg đến 325 mg mỗi lần uống)

trẻ xuất hiện các triệu chứng Covid 19

Nếu bạn đang chăm sóc trẻ tại nhà, nhân viên y tế sẽ cho bạn biết những triệu chứng cần theo dõi. Một số trẻ bị COVID-19 đột nhiên trở nặng hơn, thường trong khoảng một tuần.

Bạn nên gọi trợ giúp khẩn cấp hoặc nhập viện ngay lập tức nếu con bạn có một hay nhiều dấu hiệu sau:

─   Khó thở, thở nhanh: nhịp thở > 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh > 50 lần/ phút ở trẻ 2 - 12 tháng, hoặc > 40 lần/phút ở trẻ > 1 tuổi.

─   Đau hoặc tức ngực

─   Môi tái hoặc da xanh xao

─   Đau bụng dữ dội

─   Rối loạn hành vi hoặc lơ mơ

─   Không tỉnh táo hoặc ngủ li bì khó đánh thức

─   Bú khó hoặc bỏ bú ở trẻ nhũ nhi

Nếu trẻ có sốt, ho nhẹ, bạn nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cao từ 38,5 độ C trở lên, uống nhiều nước hơn, ăn uống đủ chất và nấu mềm, lỏng, dễ tiêu, có thể dùng các loại thuốc ho thảo dược cho trẻ em, giữ ấm, cho trẻ ngủ nghỉ nhiều…

CÓ NÊN ĐƯA TRẺ ĐI XÉT NGHIỆM COVID-19 KHÔNG?

    Khi nghi ngờ có tình trạng nhiễm virus gây COVID-19, nhân viên y tế thường dùng tăm bông ngoáy dịch từ trong mũi hoặc tỵ hầu của người bệnh để xét nghiệm tìm vi rút. Các Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm khác để giúp xác định xem con bạn có mắc bệnh COVID-19 hay một bệnh khác.

    Nếu trẻ em tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID-19, điều cần làm tiếp theo tùy thuộc trẻ có bị nhiễm covid-19 gần đây hay không:

─   Nếu con của bạn không bị COVID-19 trong vòng 3 tháng qua: trẻ nên được xét nghiệm nếu có thể, ngay cả khi không có triệu chứng nào. Trẻ nên được cách ly ở nhà sau khi bị phơi nhiễm trong 14 ngày, theo dõi trẻ và canh chừng dấu hiệu chuyển nặng.

─   Nếu con bạn đã mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng qua, nếu trẻ không có triệu chứng, trẻ có thể không cần xét nghiệm, nhưng việc cách ly vẫn là cần thiết.

─   Khi con bạn tự cách ly, bạn vẫn nên duy trì 5K. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào, hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc trung tâm điều trị COVID- 19 địa phương.

ĐIỀU TRỊ COVID – 19 Ở TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?

Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiêu nào đối với COVID-19. Hầu hết những trẻ khỏe mạnh bị nhiễm bệnh đều có thể tự khỏi và thường sẽ khỏi bệnh trong vòng một hoặc hai tuần.

Điều quan trọng là giữ con bạn ở nhà và theo khuyến cáo 5K, hoặc ở trung tâm cách ly tùy hướng dẫn của Bộ Y Tế trong từng thời điểm dịch, cho đến khi bác sĩ đánh giá trẻ có thể an toàn để trở lại các hoạt động bình thường. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào thời gian trẻ có các triệu chứng và trẻ có xét nghiệm âm tính hay không (cho thấy vi rút không còn trong cơ thể trẻ)

Các bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị chuyên biệt trong một số trường hợp có triệu chứng nặng như viêm phổi hoặc khi trẻ có các biến chứng khác của bệnh COVID-19.

PHÒNG NGỪA COVID – 19 CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO

Hiện nay tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia, đã cấp phép sử dụng vaccine của hãng Pfizer tiêm ngừa cho trẻ trên 12 tuổi. Ba mẹ nên hướng dẫn cho trẻ các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm

─   Giữ khoảng cách nơi công cộng để hạn chế lây lan bệnh, khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc người với người

─   Hướng dẫn cho trẻ 2 tuổi luôn mang khẩu trang nơi công cộng

─   Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước ít nhất 20 giây, nếu không có sẵn vòi nước thì sát khuẩn tay bằng dùng dịch nước rửa tay nhanh có ít nhất 60% cồn

─   Tránh thói quen đưa tay sờ lên mặt, nhất là mũi , miệng và mắt

Nguồn: Sưu tầm

Tin nổi bật

Các mốc phát triển bình thường của bé trong năm đầu tiên 

Tuy rằng mỗi bé con là một cá thể riêng biệt với những cột mốc phát triển khác nhau. Nhưng hãy tham khảo những thông tin cơ bản về sự quá trình phát...

Cách xử trí khi trẻ nhiễm biến chủng Omicron dễ sốt co giật

Các bác sĩ nhi khoa ghi nhận biến chủng Omicron khiến nhiều trẻ sốt cao kèm co giật, phụ huynh cần mua sẵn các loại thuốc hạ sốt, dùng đúng liều cho bé

Các phương pháp can thiệp, điều trị cho trẻ rối loạn học tập

Trẻ bị áp lực học tập, trẻ phải học nhiều hơn mức giới hạn tiếp thu sẽ gây ra các chứng rối loạn học tập. Cha mẹ cần chú ý và có phương pháp can thiệp...

Cách nào để biết con mình đang đánh vật với chữ?

Trẻ đến tuổi phải học chữ và số, thường rất vất vả. Có nhiều trẻ dường như không thể làm quen với chữ cái và khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng...

Tư vấn phụ huynh cách gợi ý giao tiếp đối với trẻ tự kỷ

Gợi ý giao tiếp và giao tiếp với trẻ tự kỷ tương đối khó khăn, các bậc phụ huynh phải biết cách và kiên trì. Cùng tham khảo các gợi ý sau của...

Trẻ mắc bệnh tự kỷ cần kiêng những loại thực phẩm nào

Không có nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả của chế độ ăn kiêng GFCF, nhưng nhiều cha mẹ trẻ tự kỷ cho rằng chế độ ăn GFCF giúp giảm các triệu chứng của chứng tự...

0987754956