Tư vấn miễn phí
Thứ 2 - Thứ 7
7:30 AM - 17:30 PM
Đăng ký nhập học:
0987754956
Tuy rằng mỗi bé con là một cá thể riêng biệt với những cột mốc phát triển khác nhau. Nhưng hãy tham khảo những thông tin cơ bản về sự quá trình phát...
Các bác sĩ nhi khoa ghi nhận biến chủng Omicron khiến nhiều trẻ sốt cao kèm co giật, phụ huynh cần mua sẵn các loại thuốc hạ sốt, dùng đúng liều cho bé
Trẻ bị áp lực học tập, trẻ phải học nhiều hơn mức giới hạn tiếp thu sẽ gây ra các chứng rối loạn học tập. Cha mẹ cần chú ý và có phương pháp can thiệp...
Trẻ đến tuổi phải học chữ và số, thường rất vất vả. Có nhiều trẻ dường như không thể làm quen với chữ cái và khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng...
Không có nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả của chế độ ăn kiêng GFCF, nhưng nhiều cha mẹ trẻ tự kỷ cho rằng chế độ ăn GFCF giúp giảm các triệu chứng của chứng tự...
Cảm xúc của trẻ không nhất thiết phải được xác định là tốt hay xấu mà là một phản ứng sinh học đối với một sự kiện bên ngoài mà đứa trẻ trải...
Gợi ý giao tiếp và giao tiếp với trẻ tự kỷ tương đối khó khăn, các bậc phụ huynh phải biết cách và kiên trì. Cùng tham khảo các gợi ý sau của chúng tôi
Gọi tên con bạn trước khi bạn nói điều gì, để trẻ biết bạn đang nói chuyện với chúng.
Đảm bảo rằng con bạn đang chú ý trước khi bạn hỏi một câu hỏi hoặc đưa ra chỉ dẫn. Điều này có nghĩa là bạn chờ trẻ nhìn bạn hoặc nhìn về hướng của bạn
Dùng sở thích đặc biệt của con bạn, hoặc hoạt động mà trẻ đang làm, để thu hút trẻ. Con bạn sẽ có động lực để nghe hơn nếu trẻ có hứng thú với hoạt động đó.
Giảm bớt lượng giao tiếp mà bạn đang sử dụng với con (bao gồm giao tiếp phi lời nói: giao tiếp mắt, biểu cảm nét mặt, cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể, v.v…) khi con bạn cho thấy dấu hiệu lo âu.
Có thể sẽ khó để con bạn xử lý thông tin khi trẻ có biểu hiện lo âu cao độ.
Sử dụng những hỗ trợ trực quan (VD: biểu tượng, thời gian biểu, Câu chuyện Xã hội (Social Stories) để giúp trẻ xử lý thông tin dễ dàng hơn.
Nói rõ ràng và chính xác sử dụng những câu ngắn. Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn lọc những thông tin kém quan trọng hơn. Nếu có quá nhiều thông tin, có thể dẫn tới “quá tải”, và không có thêm thông tin nào được xử lý.
Đừng dùng quá nhiều câu hỏi. Trẻ tự kỷ có thể cảm thấy khó hiểu các câu hỏi ‘ở đâu’, ‘khi nào’, và ‘ai’. Các câu hỏi ’Tại sao’ có thể không hữu ích.
Để ý đến môi trường xung quanh bạn (có ồn ào hay đông đúc không?). Yếu tố này có thể tác động đến lượng thông tin mà con bạn có thể xử lý.
Đợi con bạn đáp ứng hoặc hoàn thành nhiệm vụ trước khi lặp lại hoặc đưa thêm hướng dẫn. Trẻ tự kỷ có thể cần 30 giây hoặc hơn để xử lý thông tin.
Thiết lập cấu trúc cho các câu hỏi của bạn. Ví dụ như đưa ra các lựa chọn cho trẻ thay vì để trẻ phải tự suy nghĩ về các lựa chọn.
Đặt những câu hỏi ngắn gọn
Hãy cụ thể. Ví dụ, hãy hỏi “Giờ ăn trưa của con thế nào?” và “Giờ học toán của con thế nào” thay vì hỏi “Ngày của con thế nào?” vì có thể quá rộng.
Chỉ hỏi những câu hỏi cần thiết nhất. Điều này giảm thiểu việc đưa ra quyết định mà trẻ phải làm mỗi ngày.
Cố gắng dạy trẻ cách diễn đạt ‘không’ hoặc ‘dừng lại’ thay vì sử dụng các hành vi không thích hợp để thể hiện cảm xúc của mình.