Tư vấn miễn phí
Thứ 2 - Thứ 7
7:30 AM - 17:30 PM
Đăng ký nhập học:
0987754956
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có tốc độ phát triển riêng của mình nhưng rồi một ngày các bậc cha mẹ nhận được chẩn đoán từ bác sĩ rằng con mắc chứng chậm phát triển trí tuệ. Điều này khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì chưa hiểu rõ ràng về chứng bệnh này dù đã nghe đâu đó trên báo đào hay tivi.
Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là sự khiếm khuyết trong việc phát triển trí não và thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Những đứa trẻ này thường có một số giới hạn về chức năng não bộ và về các khả năng khác như đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội…
Bên cạnh đó, trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có chỉ số thông minh (IQ) thấp và thường không kiểm soát được những hành vi hung hăng của mình. Do đó, trẻ dễ bị kích động, phản ứng tiêu cực trước những tình huống đơn giản.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ được phân chia thành bốn mức độ sau::
Theo số liệu thống kê thì có khoảng 80% trẻ chậm phát triển trí tuệ rơi vào loại này. Chỉ số IQ của trẻ thường dao động từ 50 – 75 và trẻ có thể theo học tiểu học.
Những trẻ chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ thường mất khá nhiều thời gian để học kỹ năng giao tiếp, quá trình học đọc và viết sẽ gây ra khó khăn cho trẻ. Tuy nhiên, nếu được giáo dục đúng cách trẻ hoàn toàn có thể giao tiếp tốt với người khác và sống tự lập khi lớn lên.
Có khoảng 10% trẻ chậm phát triển trí tuệ thuộc loại này và thường có IQ từ 35 – 55. Ở mức độ này, trẻ có thể tự thực hiện các công việc cá nhân như tắm, ăn và đi vệ sinh với sự hướng dẫn của bố mẹ. Ngoài ra, trẻ có thể học viết, đọc và đếm cơ bản nhưng khá chậm nên khi lớn thường cần sự giám sát và trông nom từ gia đình.
Tỉ lệ trẻ ở mức độ này rơi vào khoảng 3 – 5% với IQ từ 20 – 40. Trẻ thuộc nhóm này có thể học được một số kỹ năng cơ bản để chăm sóc bản thân và kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, khi lớn lên, trẻ bắt buộc phải sống dưới sự giám sát của người thân và gia đình.
Trẻ thuộc nhóm này chỉ chiếm 1 – 2% với mức IQ nằm dưới 20 – 25. Trẻ vẫn có thể học các kỹ năng giao tiếp cơ bản và kỹ năng tự chăm sóc bản thân với sự hỗ trợ của người lớn. Tuy nhiên do trẻ bị tổn thương thần kinh nên cần sự theo dõi, giúp đỡ thường xuyên.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và đến 60% trong số đó vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Có khoảng 30% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là do di truyền.
Trong trường hợp này, những dị thể bất bình thường từ bố mẹ truyền sang cho con cái và gây ra khuyết tật. Bệnh Phenylketone niệu (một chứng rối loạn chuyển hóa) cũng được xác định là có khả năng gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.
- Mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy nhất là vào ba tháng đầu thai kỳ.
- Mắc bệnh rubella, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tuyến sữa hoặc nhiễm virus.
- Bị huyết áp cao khiến lượng máu lưu thông đến bào thai bị xáo trộn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não.
Các bệnh như thủy đậu, sởi, ho gà và cường giáp cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở nếu không được điều trị cẩn thận. Ngoài ra, một số bệnh liên quan đến nhiễm trùng não như viêm màng não, viêm não hoặc chấn thương não do tai nạn cũng có thể khiến não bị tổn thương, gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
Các yếu tố môi trường: Việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các hóa chất độc hại hay trong quá trình mang thai, người mẹ không cung cấp đầy đủ chất cần thiết cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Để có thể phát hiện trẻ có chậm phát triển trí tuệ hay không, các bố mẹ cần chú ý một số biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng này như sau:
- Trẻ không đạt được các cột mốc phát triển bình thường
- Trẻ biết ngồi, đi bộ hoặc bò khá trễ
- Trẻ không thể nói rõ ràng, hiểu những điều đơn giản hay suy nghĩ logic
- Trẻ gặp khó khăn trong học tập, khả năng tập trung và ghi nhớ thấp
- Hành vi cư xử giống như trẻ nhỏ đối với một số bé dù đã lớn và thường không thể đưa ra quyết định.
- Khó khăn trong việc học các kỹ năng cơ bản như mặc quần áo, đi ngoài hoặc ăn.
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có thể có một số hành vi tiêu cực như: hiếu chiến, bướng bỉnh, không tự kiểm soát được bản thân và có thể tự gây thương tích cho chính bản thân,...
Chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ cần được phát hiện và chẩn đoán sớm để quá trình can thiệp đạt được kết quả cao. Tùy thuộc vào mức độ của trẻ mà các chuyên gia, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp can thiệp phù hợp.
Bố mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để cải thiện tình trạng này bằng cách tạo ra một môi trường thân thiện và ấm cúng để trẻ có thêm sự dũng cảm và động viên.Bên cạnh đó, một số cha mẹ cũng tìm hiểu về thuốc cho trẻ chậm phát triển trí tuệ để cho con sử dụng nhưng không nên quá lạm dụng và nên sử dụng dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, những trẻ chậm phát triển trí tuệ nên được theo học ở các trường học chuyên biệt. Việc học này nên được bắt đầu sớm nhất có thể, với các tài liệu, giáo án dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ riêng biệt sẽ tiếp cận trẻ ở một khía cạnh phù hợp, cung cấp cho trẻ một số kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như ăn uống, nhận biết bảng chữ cái và chữ số và kỹ năng giao tiếp giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ tự tin hơn.
Giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng mang đến một môi trường giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ với các giáo án, tài liệu dạy học được nghiên cứu bài bản và khoa học. Liên hệ ngay hotline: 0987 754 956 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng.
Thiểu năng trí tuệ nếu được phát hiện sớm và có biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời sẽ phần nào giúp trẻ cải thiện...
Việc điều trị và giáo dục một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ đòi hỏi các bậc cha mẹ có sự kiên trì, nhẫn...
Nuôi dạy bằng tình yêu thương với trẻ chậm phát triển trí tuệ, kèm với việc điều trị sớm có thể tạo ra sự khác...
Cùng Giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng tìm hiểu những phương pháp điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ qua bài viết...
Việc xác định phương pháp phù hợp để dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành...
Việc phát hiện sớm, phân loại các dạng trẻ chậm phát triển trí tuệ ngay từ ban đầu là bước vô cùng quan trọng và...