Chiến lược trị liệu ban đầu không dùng thuốc cho trẻ tự kỷ

Trước bắt đầu một loại trị liệu nào về hành vi, cảm xúc ở trẻ tự kỷ, cần xem xét các liên quan đến sức khỏe của trẻ. Trị liệu không dùng thuốc luôn được ưu tiên

Trước bắt đầu một loại trị liệu nào về hành vi, cảm xúc ở trẻ tự kỷ, cần xem xét các liên quan đến sức khỏe của trẻ. Trị liệu không dùng thuốc luôn được ưu tiên. Dưới đây là các phương pháp trị liệu, can thiệp hữu hiệu với nhiều nhóm trẻ đặc biệt

Chiến lược trị liệu ban đầu không dùng thuốc cho trẻ tự kỷ

1: Phân tích hành vi ứng dụng (ABA)

Được đề cập trong hàng loạt các nghiên cứu, phân tích hành vi ứng dụng (ABA) đã được chứng minh hiệu quả trọng việc giải quyết và làm giảm các hành vi thách thức, cũng như trong việc dạy trẻ các kỹ năng và các thói quen. Cha mẹ thường hỏi các câu hỏi về cách thức ABA được áp dụng và cách mà phương pháp này giúp trẻ của mình như thế nào.

Trẻ mắc ASD thường có khó khăn trong học tập. Phân tích hành vi ứng dụng là một phương pháp giáo dục và trị liệu bao gồm việc chia nhỏ các nhiệm vụ và kỹ năng và dạy trẻ từ từ, đồng thời luôn động viên trẻ, làm mẫu, và củng cố các hành vi đích và không khuyến khích các hành vi có hai hoặc gây phá hoại.

ABA tập trung vào mối quan hệ giữa một hành vi nhất định, các nhân tố hiện hữu trước khi hành vi xảy ra (các tiền đề) và kết quả của hành vi (hệ quả). ABA đã thành công trong việc giúp trẻ mắc ASD phát triển giao tiếp, cải thiện việc học tập, cải thiện các hành vi xã hội, các kỹ năng sống cũng như giải quyết các vấn đề hành vi cụ thể.

2: Hỗ trợ giao tiếp

Trong khi lời nói là một công cụ giao tiếp phổ biến trong xã hội của chúng ta, không phải tất cả trẻ mắc ASD có thể sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Đối với trẻ rối loạn ngôn ngữ , trẻ hạn chế hoặc không có ngôn ngữ, các phương thức giao tiếp thay thế đã được phát triển để thúc đẩy giao tiếp.

Các hỗ trợ giao tiếp là các công cụ giúp trẻ tự kỷ giao tiếp. Một phương pháp truyền thống không sử dụng công nghệ đã chứng minh có thể thúc đẩy giao tiếp ở trẻ tự kỷ chính là hệ thống giao tiếp sử dụng tranh biểu tượng (PECS). Theo đó, trẻ sẽ sử dụng tranh ảnh để giao tiếp.

Các thiết bị hỗ trợ giao tiếp bằng điện tử bao gồm thiết bị tạo ngôn ngữ (SGD), có thể tạo ra giọng nói điện tử để giao tiếp. Những thiết bị này có 2 dạng chính, một là thiết bị  tinh vi như Dynavox, alphasmart, Dynawriter hoặc phần mềm như Proloquo2Go hay touchchat, có thể được sử dụng thông qua máy tính cá nhân, máy tính bảng hoặc điện thoại di động.

Các nhà trị liệu ngôn ngữ có thể đề xuất một hệ thống giao tiếp hỗ trợ sau khi đnáh giá cẩn thận về khả năng ngôn ngữ, nhu cầu và mục tiêu giao tiếp của trẻ. Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng những thiết bị giao tiếp hỗ trợ rất được ưa chuộng và có thể cải thiện khả năng giao tiếp chức năng ở trẻ tự kỷ.

3: Trị liệu hành vi nhận thức

Trị liệu hành vi nhận thức(CBT) là một dạng trị liệu tâm lý trong đó suy nghĩ tiêu cực của một người được thách thức và thay đổi nhằm giảm thiểu các hành vi cảm xúc tiêu cực đi kèm. CBT là trị liệu dựa trên vấn đề, nghĩa là nó dùng để giải quyết những mối quan tâm cụ thể của bệnh nhân.

CBT được chứng minh là hình thức điều trị hiệu quả chứng lo âu ở các cá nhân tự kỷ chức năng cao, hiệu quả trong việc giải quyết các hành vi phá hoại, ví dụ như gây gổ và cải thiện các kỹ năng giao tiếp và xã hội. CBT được các nhà nhị liệu sử dụng, tuy nhiên cha mẹ và giáo viên cũng có thể tiếp cận các sách hoặc các hướng dẫn về CBT trên web.

4: Xây dựng kỹ năng xã hội/kỹ năng nhận thức xã hội

Kỹ năng xã hội là các hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cần thiết cho các tương tác xã hội tích cực và hiệu quả, bao gồm giao tiếp mắt, cười, hỏi và trả lời các câu hỏi. Hiệu quả của việc phát triển các kỹ năng xã hội được ghi chép lại và có thể giúp hỗ trợ sự học tập, tăng cường sức khỏe tâm thần.

Các chương trình xây dựng kỹ năng xã hội được thiết kế để dạy các kỹ năng cần thiết sử dụng trong các môi trường xã hội.

5: Các kỹ năng sống

Rất nhiều nhiệm vụ trong cuộc sống hàng ngày – bao gồm mặc quần áo, tắm, ăn uống, làm bài tập về nhà, đi vệ sinh thể hiện nhiều cơ hội để thách thức các hành vi mỗi ngày. Khi trẻ trở thành thanh thiếu niên, các nhiệm vụ mới cần được học bao gồm tuân thủ các lịch trình cá nhân hoặc theo các lịch hẹn, hỏi sự giúp đỡ, tự bảo quản các đồ đạc cá nhân, chuẩn bị đồ ăn, di chuyển bằng các phương tiện giao thông.

Một nhà trị liệu hoạt động và các nhà chuyên môn khác có thể giúp thiết lập thói quen và dạy các kỹ năng sống này. Bằng cách chia nhỏ các nhiệm vụ này thành các phần nhỏ, tạo các bảng biểu bằng hình ảnh mô phỏng các bước, đưa ra các phần thưởng khi thực hiện xong một bước và thực hiện kế hoạch này một cách nhất quán, người chăm sóc có thể dạy các kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ. Trước khi cố gắng quản lý các hành vi thách thức thông qua các phương tiện khác, cần xem xét trẻ có nhận đủ sự hỗ trợ hay không để thực hiện các mục tiêu được đề ra cho trẻ.

6: Can thiệp giác quan

Các nguyên nhân có thể có đối với một hành vi thách thức ở trẻ tự kỷ có thể bao gồm những phản hồi giác quan bất thường. Trẻ có thể tránh các đầu vào giác quan, bao gồm các bề mặt nhất định như thức ăn mềm, ướt, tem nhãn quần áo gây sước da), các chuyển động liên tục (cửa hàng đông đúc, đường phố đông đúc), hoặc các tiếng ồn (tiếng báo cháy, tiếng chó sủa).

Trẻ có thể tìm kiếm các trải nghiệm giác quan như cù hoặc đè ấn, hoặc các chuyển động liên tục và mạnh như chạy, leo trèo, xoay vòng. Để ngăn chặn việc trẻ tìm kiếm các trải nghiệm giác quan hoặc hành vi né tránh giác quan có thể gây ra sự ức chế hoặc các cơn cáu giận. Can thiệp cho các vấn đề liên quan đến giác quan bao gồm mặc áo vest có tạ nặng, xích đu hoặc các buổi tập nhảy, bật và các bài tập tác động sâu, đặc biệt là vào hai vai trẻ.

Bằng chứng của các can thiệp này chưa thực sự thuyết phục và rõ ràng, tuy nhiên, đó là do các vấn đề về phương pháp nghiên cứu. Các nhà trị liệu hoạt động có thể đánh giá về giác quan của trẻ và can thiệp giác quan để giúp giải quyết các vấn đề giác quan.

7: Trị liệu về các vấn đề sức khỏe

Trước khi bất kỳ một chương trình trị liệu nào về hành vi và cảm xúc ở trẻ tự kỷ, cần xem xét về các nguyên nhân có thể liên quan đến sức khỏe của trẻ. Mức độ đánh giá sức khỏe nên được đưa ra với sự tư vấn của một bác sỹ có kinh nghiệm.

Một sự thay đổi lớn hay đột ngột ở hành vi là dấu hiệu về nhu cầu cần có một sự thăm khám chi tiết. Các vấn đề về sức khỏe được đề cập ở đây không thể hiện một danh sách dài nhưng là các nguyên nhân chính về các vấn đề hành vi ở trẻ tự kỷ.

Vấn đề về giấc ngủ thường thấy ở nhiều trẻ tự kỷ. Thiếu ngủ có thể góp phần tạo nên các vấn đề hành vi ở trẻ và nên được xem xét trước các nguyên nhân hiếm gặp hơn. Giấc ngủ kém nên được giải quyết bằng cách tạo một môi trường tốt cho giấc ngủ như tránh xa tivi, màn hình video  trong phòng ngủ, có một giờ ngủ cụ thể và thói quen ngủ và học cách chìm vào giấc ngủ mà không có sự có mặt của cha mẹ.

Tác dụng phụ của thuốc có thể góp phần tạo nên vấn đề hành vi. Tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm như thay đổi về giấc ngủ, suy nghĩ mơ màng, táo bón, sự khích động.

Khi một đứa trẻ trải qua những cơn đau, mà trẻ chưa có khả năng diễn đạt mô tả rõ ràng về cơn đau đó, những thay đổi về hành vi có thể sẽ là hệ quả. Ví dụ như, đau đầu có thể gây ra việc trẻ đập đầu. Các vấn đề về răng lợi có thể không được lưu ý nếu trẻ không cho phép khám răng của mình.

Các đau đớn ở cơ thể có thể là do một hoạt động ở tần suất cao và một ngưỡng chịu đau kém.

Những khó chịu ở dạ dày- ruột có thể là do tiêu hóa hoặc tiêu chảy, trào ngược axit, dị ứng thức ăn hoặc các bệnh về viêm dạ dày. Táo bón là một trong những vấn đề về ruột phổ biến nhất ở trẻ tự kỷ và nên được xem xét như một nguyên nhân có thể có của các vấn đề.

Động kinh thường thấy ở trẻ tự kỷ hơn ở các nhóm đối tượng khác. Dấu hiệu của động kinh có thể bao gồm nhìn vô hồn, chuyển động không có chủ đích, mơ hồ hoặc đau đầu. Đặc điểm ít gặp hơn là thay đổi giấc ngủ, các vấn đề về hành vi hoặc các thay đổi cảm xúc khác mà không giải thích được hoặc những thay đổi cảm xúc nghiêm trọng.

8: Sự can thiệp dành cho gia đình

Mặc dù nuôi nấng một đứa trẻ tự kỷ có thể là một điều đáng quý, đáng trân trọng, tuy nhiên nó cũng là một trải nghiệm đầy khó khăn và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến  sức khỏe và chất lượng sống của cha mẹ và gia đình. Sự can thiệp hướng đến cung cấp sự hỗ trợ và đào tạo cho gia đình của trẻ tự kỷ sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng, áp lực ở gia đình trẻ, từ đó có thể ảnh hưởng tích cực đến chức năng hành vi của trẻ.

Phương thức điều trị toàn diện nên chú trọng tới sự hạnh phúc và vai trò chức năng của cả gia đình. Nhóm hỗ trợ cha mẹ và anh chị em có thể giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy bớt cô đơn hơn. Trị liệu hỗ trợ dành cho cha mẹ hoặc gia đình có thể giúp giải quyết các thách thức trong việc nuôi dạy một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Trị liệu gia đình nhằm hướng tới tạo ra những sự tương tác hay nhận thức mới nhấn mạnh sức mạnh và sự thành công của gia đình. Đồng thời, trị liệu gia đình thay đổi sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình, trong khi những sự tương tác trước đây chính là tác nhân vô tình thúc đẩy những hành vi không mon muốn ở trẻ.

Những can thiệp dành cho phụ huynh được nghiên cứu gần đây là những phương pháp giúp cha mẹ quản lý hành vi của trẻ (ví dụ như tập huấn quản lý hành vi dành cho cha mẹ PMT) và những phương pháp củng cố các trị liệu dựa trên kỹ năng (ví dụ như tập huấn phân tích hành vi ứng dụng dành cho cha mẹ).

Mắc dù ít được nghiên cứu hơn PMT hay ABA, cũng có những phương pháp trị liệu thúc đẩy mối liên kết cảm xúc giữa cha mẹ và gia đình nhằm củng cố giao tiếp, kỹ năng và những cân bằng cảm xúc. Các gia đình nên được khuyến khích nói chuyện với các gia đình khác và các nhà chuyên môn về những sự lựa chọn về điều trị khác nhau.

Tin nổi bật

Cha mẹ thắc mắc: Trẻ chậm nói có di truyền không?

Nếu trẻ không chịu nói, không có phản ứng khi được gọi, được hỏi chuyện hay trẻ không biết nói… khi đã qua 2 tuổi thì cha mẹ cần phải đặc biệt lưu...

Châm cứu có tác dụng với trẻ chậm nói không

Hiện nay, phương pháp châm cứu đang được khá nhiều cha mẹ quan tâm để điều trị các chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên châm cứu có tác dụng với trẻ chậm...

Ý nghĩa của âm ngữ trị liệu trong can thiệp cho trẻ tự kỷ

Điều khó khăn ở trẻ tự kỷ là thiếu ngôn ngữ, Vì vậy, can thiệp sớm mang đến cơ hội tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ, cải thiện khả...

Những cảm xúc của cha mẹ khi biết con mắc rối loạn phát triển

Biết con mình mắc rối loạn phát triển như chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ thật sự là một cú sốc lớn và rất đau buồn.

Tâm lý trẻ khi lớn lên trong môi trường gia đình độc hại

Gia đình độc hại tạo nên môi trường độc hại cho con trẻ. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và tác động không nhỏ đến quá trình...

Một số độc tố hóa học có thể gây ra chứng tự kỷ

Theo các nhà nghiên cứu, có khoảng 3% các hội chứng và rối loạn thần kinh ở trẻ em như rối loạn tự kỷ, tăng động giảm nhớ là do tiếp xúc với chất độc...

0987754956