Tâm lý trẻ khi lớn lên trong môi trường gia đình độc hại

Gia đình độc hại tạo nên môi trường độc hại cho con trẻ. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và tác động không nhỏ đến quá trình phát triển nhân cách trẻ. 

Nhận biết gia đình độc hại

Gia đình độc hại hay cha mẹ độc hại là kiểu gia đình giáo dục con cái theo cách cực đoan nhất. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình này thường sẽ có những vấn đề về tính cách, tâm lý và méo mó trong cách nhìn nhận với mọi thứ xung quanh.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam, bố mẹ được cho là có nhiều quyền lực đối với con cái. Họ kiểm soát, áp đặt một cách thô bạo mà không bận tâm đến suy nghĩ hay cảm xúc của trẻ.

Thực tế, rất nhiều trẻ đang sống trong gia đình độc hại nhưng hoàn toàn không nhận biết được điều này. Bởi bố mẹ thường lý tưởng hóa những hành vi của mình bằng cách nói với trẻ tất cả những gì họ làm đều là vì con cái.

Tâm lý trẻ khi lớn lên trong môi trường gia đình độc hại

Gia đình độc hại thường có những dấu hiệu như sau:

● Nuôi dạy con một cách độc đoán, quá hà khắc, thường xuyên mắng nhiếc và đánh đập con.

● Không quan tâm và thờ ơ với con cái, chủ yếu đáp ứng những nhu cầu cơ bản như ăn uống, chỗ ở, học tập mà quên mất con cũng cần được nuôi dưỡng tình yêu thương và bồi dưỡng nhân cách.

● Quá chiều chuộng, bảo bọc và khen ngợi trẻ quá mức.

● Phớt lờ những vấn đề con đang gặp phải và cho rằng đó là chuyện trẻ con.

● Cha mẹ có những phẩm chất không tốt như sử dụng rượu bia, chất kích thích và thường xuyên gặp phải các vấn đề sức khỏe. Họ thường không chăm sóc con cái và con cái thường phải chăm sóc ngược lại cha mẹ.

● Quá kỳ vọng vào con cái khiến trẻ căng thẳng, lo lắng và không bao giờ cảm thấy thoải mái.

● Bố mẹ ngược đãi con cái bằng hành vi bạo lực hoặc lời nói.

Gia đình độc hại tạo nên môi trường độc hại cho con trẻ. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và tác động không nhỏ đến quá trình phát triển nhân cách. Thậm chí, nhiều trẻ còn phát triển các rối loạn tâm thần, mắc chứng tự kỷ do lớn lên trong gia đình độc hại.

Tâm lý, tính cách của trẻ khi lớn lên trong gia đình độc hại

Gia đình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của mỗi người. Tính cách cũng có thể thay đổi dưới tác động của bạn bè, nhà trường và đồng nghiệp nhưng gia đình vẫn giữ vai trò to lớn nhất. Đây chính là lý do bố mẹ cần xây dựng môi trường phù hợp để trẻ được phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Lớn lên trong gia đình độc hại ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của trẻ. Dưới đây là một số đặc điểm tính cách thường thấy ở trẻ được nuôi dạy bởi gia đình độc hại:

1. Tâm lý nhạy cảm, dễ lo âu

Tâm lý dễ lo âu, nhạy cảm thường thấy ở trẻ lớn lên trong gia đình độc hại. Bởi bố mẹ thường xuyên quát nạt, mắng nhiếc và đánh đập trẻ. Nhiều gia đình còn ngược đãi con cái và xem hành động này để cách để “xả giận” trước những áp lực của cuộc sống.

Đối mặt với những hành vi bạo hành về thể chất, tinh thần, trẻ lớn lên sẽ thường trực sự lo lắng về mọi thứ.

Nếu như những người khác có gia đình là chỗ dựa vững chắc thì những trẻ lớn lên trong gia đình độc hại chỉ có một mình. Nhiều người dù có gặp khó khăn cũng không muốn nhờ sự trợ giúp của bố mẹ vì thứ duy nhất nhận lại là sự thất vọng cùng với những lời chỉ trích, mắng nhiếc.

Chính vì sống đơn độc và không có chỗ dựa nên trẻ thường lo lắng hơn về những vấn đề trong cuộc sống. Trong khi những người có nền tảng và gia đình hạnh phúc thường thoải mái hơn và không ngần ngại trước những khó khăn, thử thách.

2. Thiếu lòng tin về mọi thứ

Xuất thân trong gia đình độc hại khiến trẻ lớn lên thiếu lòng tin về mọi thứ. Bởi gia đình đáng ra là nơi mà trẻ có thể tin tưởng tuyệt đối lại trở thành “nỗi ám ảnh”. Trẻ mất đi lòng tin với gia đình cũng sẽ thiếu lòng tin với tất cả mọi thứ, đặc biệt là các mối quan hệ.

Những trẻ lớn lên trong gia đình độc hại thường trực sự bất an, nghi ngờ về mọi thứ xung quanh. Trẻ có xu hướng thu mình và sống tách biệt với mọi người vì sợ bị tổn thương. Thiếu lòng tin khiến trẻ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, khó khăn khi hẹn hò, kết hôn và đôi khi lựa chọn cuộc sống độc thân để không ai có thể làm tổn thương chính mình.

3. Tự ti, không tin tưởng vào bản thân

Cha mẹ độc hại luôn chỉ trích, phê bình con cái. Họ chỉ chú ý đến những mặt hạn chế, nhược điểm của con và cho rằng những thành tựu con đạt được là không đáng kể. Thường xuyên chê bai khiến cho trẻ cảm thấy bản thân vô dụng, xấu xí và kém cỏi hơn người khác.

Tâm lý này sẽ theo trẻ cho đến khi trưởng thành nếu không có biện pháp khắc phục. Trẻ lớn lên vẫn sẽ giữ suy nghĩ bản thân là kẻ thất bại, không có năng lực mặc dù trên thực tế, trẻ có nhiều thế mạnh và phẩm chất tốt để phát triển. Tính cách tự ti, không tin tưởng vào bản thân khiến trẻ bỏ lỡ những cơ hội quý giá trong cuộc sống.

Thiếu tự tin còn là rào cản trên con đường chinh phục ước mơ và thăng tiến trong công việc. Hầu hết trẻ có tính cách này sẽ lựa chọn công việc bình thường, an nhàn và ít va chạm mặc dù có năng lực. Ngoài ra, tự ti cũng khiến trẻ bị hạn chế trong việc học và không thể hiện được hết khả năng do nỗi sợ bị chỉ trích, phê bình.

4. Thường xuyên tự chỉ trích chính mình

Trẻ lớn lên trong gia đình độc hại thường không được giáo dục tốt và đặc biệt là thiếu các kỹ năng xã hội. Ngoài ra, tâm lý nhạy cảm, hay lo lắng và thiếu tự tin cũng cản trở trẻ đạt được thành công trong cuộc sống. Vì những lý do này, trẻ sống trong gia đình độc hại dễ gặp phải thất bại khi trưởng thành.

Khi đối mặt với thất bại, trẻ thường có các phản ứng tiêu cực như tự chỉ trích chính mình, dằn vặt, trách móc bản thân. Ngoài ra, trẻ cũng thường đổ lỗi cho bản thân vì đã chần chừ để lỡ mất cơ hội.

Nếu những người khác chấp nhận thất bại để nỗ lực cải thiện bản thân thì trẻ lớn lên trong gia đình độc hại lại chỉ trích chính mình. Thất bại liên tục khiến trẻ cho rằng những điều bố mẹ nói là đúng, bản thân là người vô dụng, kém cỏi và không thể thành công dù nỗ lực đến đâu.

5. Tính cách nhút nhát, thụ động

Đặc điểm chung của trẻ sống trong gia đình độc hại là tính cách thụ động, nhút nhát. Vì thường xuyên bị bố mẹ la mắng, đánh giá thấp nên trẻ không cảm thấy thoải mái khi ở trường học, trong các mối quan hệ với bạn bè, người thân,… Trẻ sống khép mình và nhút nhát, ngại kết bạn.

Nhiều trẻ bị bố mẹ cấm cản không cho tự ý kết bạn. Những bậc cha mẹ này luôn muốn con cái phát triển theo ý muốn và lo sợ con sẽ nhiễm thói hư tật xấu từ bạn bè. Do đó, họ chỉ cho con kết bạn với một số học sinh giỏi, ưu tú trong lớp. Tuy nhiên, họ không biết rằng, việc kiểm soát con cái quá mức sẽ khiến con hình thành tính cách thụ động và nhút nhát.

Vì không được thoải mái kết bạn nên trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp và gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ. Sự cực đoan trong phương pháp giáo dục của những gia đình độc hại còn khiến con trẻ méo mó về nhân cách và đánh mất đi sự vui vẻ, hồn nhiên vốn có.

6. Khó kiểm soát cảm xúc

Trẻ sống chung với bố mẹ bạo lực, thường xuyên chứng kiến cảnh mắng nhiếc và xung đột sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Bởi họ không bao giờ chế ngự cảm xúc trước mặt con cái và vô tư thể hiện sự giận dữ, cay độc. Chính vì vậy, trẻ lớn lên cũng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Nhiều trẻ bị áp lực quá mức khi ở nhà và có xu hướng phá phách, chống đối khi đến trường. Do bị bố mẹ chèn ép quá mức nên cảm xúc của con bị dồn nén dẫn đến việc giải tỏa bằng các hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, nếu gia đình quá độc đoán và nghiêm khắc, trẻ sẽ có những hành vi phá phách một cách âm thầm vì sợ thầy cô giáo sẽ báo với gia đình.

Kiểm soát cảm xúc là kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống. Nếu gia đình không trang bị cho con kỹ năng này, trẻ lớn lên sẽ gặp rất nhiều phiền toái và khó đạt được thành công. Thậm chí, trẻ có thể phát sinh những hành vi gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh vì để cảm xúc lấn át.

7. Thiếu kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là những kỹ năng phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống. Hiện nay, việc trang bị kỹ năng mềm cho trẻ còn nhiều hạn chế. Nếu được nuôi dạy trong gia đình lành mạnh, trẻ sẽ học được những kỹ năng cần thiết thông qua bố mẹ.

Trong khi đó, trẻ lớn lên trong gia đình độc hại sẽ phải đối mặt với sự nghèo nàn về cảm xúc và thiếu đi những kỹ năng cần thiết.

Hầu hết trẻ không được trang bị kỹ năng mềm đều thiếu sự linh hoạt, tinh tế trong cách giao tiếp, gặp khó khăn trong việc xử lý tình huống, khó khăn khi làm việc nhóm, tranh luận. Việc thiếu kỹ năng khiến trẻ gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống và đánh mất đi những cơ hội quý giá.

Nguồn: Sưu tầm

Tin nổi bật

Cha mẹ thắc mắc: Trẻ chậm nói có di truyền không?

Nếu trẻ không chịu nói, không có phản ứng khi được gọi, được hỏi chuyện hay trẻ không biết nói… khi đã qua 2 tuổi thì cha mẹ cần phải đặc biệt lưu...

Châm cứu có tác dụng với trẻ chậm nói không

Hiện nay, phương pháp châm cứu đang được khá nhiều cha mẹ quan tâm để điều trị các chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên châm cứu có tác dụng với trẻ chậm...

Ý nghĩa của âm ngữ trị liệu trong can thiệp cho trẻ tự kỷ

Điều khó khăn ở trẻ tự kỷ là thiếu ngôn ngữ, Vì vậy, can thiệp sớm mang đến cơ hội tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ, cải thiện khả...

Những cảm xúc của cha mẹ khi biết con mắc rối loạn phát triển

Biết con mình mắc rối loạn phát triển như chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ thật sự là một cú sốc lớn và rất đau buồn.

Một số độc tố hóa học có thể gây ra chứng tự kỷ

Theo các nhà nghiên cứu, có khoảng 3% các hội chứng và rối loạn thần kinh ở trẻ em như rối loạn tự kỷ, tăng động giảm nhớ là do tiếp xúc với chất độc...

Thuốc là một công cụ khác trong việc điều trị trẻ mắc tự kỷ

Bên cạnh các phương thức can thiệp cho trẻ tự kỷ, sử dụng thuốc là một công cụ khác trong việc điều trị dành cho trẻ mắc tự kỷ.

0987754956