Trẻ tự kỷ cần được chăm sóc từ cộng đồng đến gia đình

Việc nâng cao nhận thức của gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ và cộng đồng về những người mắc tự kỷ là rất quan trọng, để toàn xã hội góp sức chăm lo cho trẻ

Hiện Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện Nhi Trung ương thiết kế những phương pháp để hỗ trợ cho toàn bộ trẻ tự kỷ trên cả nước; hướng tới tiếp cận điều trị cho các cháu bé phổ tự kỷ, giúp các trẻ này có thể phát triển ngoài cộng đồng.

Tuỳ theo mức độ bệnh, trẻ có thể được phát hiện, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương hay các bệnh viện tỉnh; còn trẻ mức độ nhẹ, trung bình có thể được hỗ trợ tại nhà.

Theo đó, việc đào tạo điều trị, hỗ trợ trẻ tự kỷ không chỉ riêng cho bác sĩ, điều dưỡng, các cử nhân tâm lý; mà còn có chương trình đào tạo cho các ông bố, bà mẹ để họ có thể trở thành những hạt nhân tại khu vực, địa phương mình.

Cả cộng đồng thương yêu, chăm sóc trẻ tự kỷ

Cả cộng đồng thương yêu, chăm sóc trẻ tự kỷ

Với vai trò của người đã trải qua thực tế, với kiến thức tốt nhất, những ông bố, bà mẹ này có có thể lan toả để các trẻ khác có thể học tập, được trao đổi với nhau, làm thế nào để trẻ tự kỷ có thể được cập nhật các phương pháp điều trị hiện đại.

Với các cha mẹ có con mắc tự kỷ, việc sinh hoạt cùng nhau trong các câu lạc bộ các gia đình trẻ tự kỷ cũng là một cơ hội tốt để cùng trao đổi học hỏi kinh nghiệm, có phương pháp phù hợp với con mình dưới sự trợ giúp của y bác sĩ có chuyên môn.

Để cả xã hội cùng tăng cường nhận thức và hỗ trợ người mắc chứng tự kỷ, vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030.

Trong đó, đưa ra các giải pháp để trẻ tự kỷ được trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục, hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao.

Đồng thời phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với trẻ em tự kỷ; truyền thông nâng cao nhận thức về chứng tự kỳ và các biện pháp trợ giúp.

Với trẻ mắc chứng tự kỷ, Chương trình cũng đặc ra mục tiêu trong giai đoạn 2021 -2025, hàng năm có ít nhất 80% trẻ em tự kỷ được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau

70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục…

Với sự quan tâm của Chính phủ cùng việc nâng cao nhận thức cộng đồng, kiến thức và sự đồng hành của cha mẹ sẽ là “liều thuốc” tốt nhất giúp trẻ tự kỷ có nhiều cơ hội được điều trị, phát triển hơn nữa.

Tin nổi bật

Cha mẹ thắc mắc: Trẻ chậm nói có di truyền không?

Nếu trẻ không chịu nói, không có phản ứng khi được gọi, được hỏi chuyện hay trẻ không biết nói… khi đã qua 2 tuổi thì cha mẹ cần phải đặc biệt lưu...

Châm cứu có tác dụng với trẻ chậm nói không

Hiện nay, phương pháp châm cứu đang được khá nhiều cha mẹ quan tâm để điều trị các chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên châm cứu có tác dụng với trẻ chậm...

Ý nghĩa của âm ngữ trị liệu trong can thiệp cho trẻ tự kỷ

Điều khó khăn ở trẻ tự kỷ là thiếu ngôn ngữ, Vì vậy, can thiệp sớm mang đến cơ hội tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ, cải thiện khả...

Những cảm xúc của cha mẹ khi biết con mắc rối loạn phát triển

Biết con mình mắc rối loạn phát triển như chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ thật sự là một cú sốc lớn và rất đau buồn.

Tâm lý trẻ khi lớn lên trong môi trường gia đình độc hại

Gia đình độc hại tạo nên môi trường độc hại cho con trẻ. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và tác động không nhỏ đến quá trình...

Một số độc tố hóa học có thể gây ra chứng tự kỷ

Theo các nhà nghiên cứu, có khoảng 3% các hội chứng và rối loạn thần kinh ở trẻ em như rối loạn tự kỷ, tăng động giảm nhớ là do tiếp xúc với chất độc...

0987754956