Tư vấn miễn phí
Thứ 2 - Thứ 7
7:30 AM - 17:30 PM
Đăng ký nhập học:
0987754956
Mọi người thường nghĩ những người mắc chứng tự kỷ là một bất lợi hoặc gánh nặng. Thực tế nhiều người mắc chứng tự kỷ rất thành công trong cuộc sống.
Trong một nghiên cứu mới, các khoa học khẳng định việc can thiệp sớm bằng phương pháp tương tác xã hội sẽ giúp trẻ tự kỷ cải thiện được chỉ số IQ và ngôn...
Trường tiểu học là một nơi mới lạ đối với trẻ tự kỷ vốn quen môi trường hẹp. Nhiều cha mẹ có con tự kỷ đến tuổi tiểu học đang còn băn khoăn vấn đề nà...
Để trẻ tự kỷ được phát triển, hòa nhập bình thường thì phát hiện sớm và can thiệp hiệu quả, việc đầu tiên là chọn cơ sở giáo dục đặc biệt uy...
Trị liệu tâm lý là phương pháp được áp dụng nhằm cải thiện sức khỏe, tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi rất tốt cho trẻ bị tự...
Trẻ tự kỷ có các dấu hiệu nhận biết, cách can thiệp và điều trị khác với những trẻ khác như trẻ chậm nói hoặc chậm phát triển từ đó mà gây...
Mỗi dạng của hội chứng tự kỷ sẽ có những đặc điểm khác nhau, vì vậy khi tiến hành điều trị cho trẻ cha mẹ nên biết và chọn phương pháp điều trị phù hợp
Có rất nhiều phương pháp can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ 4 phương pháp điều trị trẻ tự kỷ, nhưng cần chú ý nhất là những phương pháp sau:
Trẻ chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ. Với các trẻ thông thường thì trung bình 18 tháng là trẻ tập nói được những từ đơn giản, nhưng với trẻ tự kỷ thì 2 tuổi trẻ chỉ “ê, a” và có thể chưa nói được.
Trẻ ít vốn từ, do đó gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh, khó duy trì được các cuộc nói chuyện vì không biết nói gì và không biết nói thế nào.
Khi vốn từ đã được cải thiện, trẻ có thể nói nhiều hơn, từ đó khả năng giao tiếp của trẻ sẽ tiến bộ. Do đó phương pháp trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp rất quan trọng trong điều trị trẻ tự kỷ.
Phương pháp can thiệp là dạy trẻ từ những cái đơn giản nhất, để trẻ tiếp thu dần; Cần có kế hoạch rõ ràng, dạy từ đâu, dạy như thế nào là tốt nhất cho trẻ. Khi dạy cần kết hợp các hình ảnh và hành động minh họa để trẻ dễ nhớ, dễ hình dung.
Trong quá trình dạy cần có quá trình nhắc lại và làm mới nội dung để trẻ vừa ghi nhớ lại cái đã học và học các kỹ năng mới; Để trẻ tham gia vào các tình huống đơn giản trong cuộc sống gia đình để tăng khả năng phản xạ của trẻ và kích thích trẻ giao tiếp.
Dạy cho trẻ từng kỹ năng một, theo các mức độ: Kỹ năng chú ý, kỹ năng bắt chước, kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ, kỹ năng thể hiện ngôn ngữ.
Dạy trẻ ngôn ngữ bằng lời nói không thôi là chưa đủ, để trẻ hiểu cần rèn luyện cho trẻ cả ngôn ngữ không lời, dùng cơ thể để thể hiện. Cần phối hợp thêm các hoạt động chức năng của bàn tay. Hướng dẫn các kỹ năng sinh hoạt cần thiết hàng ngày cho trẻ để trẻ có thể tự chăm sóc mình như:
Kỹ năng ăn uống, rửa mặt, đánh răng, mặc quần áo, đi vệ sinh.... Để trẻ tập luyện được các kỹ năng này cần có một khoảng thời gian khá dài, đòi hỏi sự kiên trì chỉ bảo cho trẻ của các bậc cha mẹ.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, trẻ tự kỷ thường ít vận động, chúng hay có những hành vi lặp đi lặp lại, chúng không thích những thay đổi trong cuộc sống của mình.
Vì vậy phương pháp này sẽ giúp trẻ hoạt động thường xuyên hơn nhằm hoạt hóa các cơ quan vận động của cơ thể như các khớp tay, khớp chân. Phương pháp này còn giúp trẻ bỏ các hành vi đặc trưng của trẻ tự kỷ, hình thành cho trẻ những hành vi tích cực, phù hợp với bản thân, phù hợp với môi trường xã hội mà trẻ đang sống sẽ giúp trẻ hòa đồng nhanh vào cuộc sống của cộng đồng.
Chơi như học, học như chơi. Phương pháp này tạo tinh thần thoải mái cho trẻ, giúp trẻ luôn cảm thấy vui vẻ thích thú. Đặc biệt lưu tâm đến trò chơi đóng vai.
Trẻ sẽ hình dung mình là một nhân vật trong câu chuyện, thể hiện vui buồn, giận dữ của vai diễn. Qua đây giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, tăng tương tác với bạn bè giúp trẻ hòa nhập với bạn bè một cách tự nhiên nhất; Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, để trẻ không bị thụ động; Hạn chế trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại – rào cản khiến trẻ trở nên thờ ơ với những người xung quanh.
Trong các trò chơi khi trẻ có những hành vi tích cực cần có lời khen ngợi hay những cái vỗ tay, nụ cười nhẹ nhàng để động viên trẻ.
Mỗi trẻ tự kỷ đều có mức độ khác nhau và không ai giống ai. Các bậc phụ huynh cần có quan sát tinh tế và tìm hiểu hành vi của trẻ, biểu hiện triệu chứng như thế nào... và cần cho trẻ đi can thiệp sớm để trẻ có cơ hội hòa nhập tốt hơn, có một tương lai tươi sáng hơn.
Khi trẻ có các biểu hiện như giảm giao tiếp, giảm tương tác xã hội, hành vi bất thường...các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi khám để có những chẩn đoán chính xác cho tình trạng của trẻ.Và các bậc phụ huynh nên xác định, tự kỷ là hội chứng suốt đời, cải thiện tình trạng này cho con không thể nhất thời mà có kết quả ngay được, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều từ phía gia đình, nhất là bố mẹ và các giáo viên trị liệu.