Chứng tự kỷ dưới góc nhìn từ y học cổ truyền

Thời gian gần đây y học cổ truyền cũng đang rất quan tâm đến chứng tự kỷ ở trẻ và đưa ra nhiều phương pháp điều trị cùng với y học hiện đại để hỗ trợ trẻ

“Tự kỷ” nghĩa Hán – Việt có nghĩa là tự mình, rộng hơn là không quan tâm đến mọi thứ xung quanh mà chỉ tập trung hướng và chính bản thân người đó.

Theo y học cổ truyền, bệnh tự kỷ ở trẻ em thuộc “Nhi khoa thất thập chứng” gồm 70 chứng bệnh nhi khoa đã được các thầy thuốc Đông y đúc kết lại qua thực tiễn lâm sàng từ xa xưa. Cụ thể, tự kỷ được mô tả trong chứng “Ngũ trì” gồm: chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển vận động, rối loạn thần trí.

tự kỷ theo y học cổ truyền

Châm cứu cho trẻ tự kỷ là áp dụng các phương pháp châm cứu (dùng kim đâm vào hoặc kích thích huyệt vị) như điện châm, nhĩ châm, thủy châm,… vào điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Nguyên nhân chứng tự kỷ theo y học cổ truyền

1: Trong quá trình mang thai

Mắc các bệnh nặng, đau ốm nhiều, đặc biệt là cảm cúm, dân gian gọi là “Cảm mạo lưu hành”. Những bệnh này thường dễ bị nhiễm vào mùa thu đông, đông xuân, khi thời tiết lạnh.
Ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống rượu nhiều.

2: Tổn thương khí huyết, tức giận nhiều

Bố và mẹ đã lớn tuổi, tạng phủ bị suy yếu, đặc biệt là Thận âm và Thận dương. Do đó, khi thai nhi sinh ra, không được hưởng đầy đủ khí tiên thiên từ cha mẹ, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Trong đông y, thận là tạng phủ chủ về tinh, chí, là gốc rễ của hoạt động sống và là nền móng của sự di truyền. Khi chức năng của chúng bị giảm, trẻ thường chậm phát triển, nhút nhát, sợ hãi, kém trí nhớ.

3: Sinh non, yếu, trẻ bị ngạt

Trẻ sinh non thường yếu gặp rất nhiều bệnh lý như: vàng da, viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, chậm phát triển tinh thần và vận động, bệnh võng mạc... do hệ miễn dịch yếu và các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện. Sau này cũng dễ gây nên chứng tự kỷ

4: Trong quá trình sống

Trẻ không được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, thiếu thốn mà dẫn đến khí huyết không đầy đủ, suy dinh dưỡng.

Môi trường sống như nhà ở thiếu ánh sáng mặt trời, tối tăm, ẩm thấp.

Xã hội thờ ơ, bỏ mặc, bị cô lập, không nhận được sự quan tâm từ cả gia đình và nhà trường.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Theo đông y, tùy theo biểu hiện của trẻ mà cách tiếp cận, điều trị cũng khác nhau như:

Trẻ hay sợ hãi, nhút nhát, thu mình, lười vận động…thường do Thận suy, khí huyết không đủ cần phải bổ Thận, ích khí dưỡng huyết để chữa bệnh.

Trẻ tăng động, không nghe lời, nghịch ngợm, quậy phá… thường do khi bố mẹ tức giận khi có thai, bị bệnh cảm cúm, nan y, y học cổ truyền gọi là “Can hỏa uất sinh phong”.

Biểu hiệu của trẻ thờ ơ, không quan tâm đến những thứ xung quanh, dễ thay đổi tính khí, lúc giận, lúc buồn, vui, tình cảm hướng vào trong là bởi Can khí mất sự cân bằng và điều hòa.

Hay sợ hãi, thu mình, hồi hộp, mất ngủ… do Tâm khí hư ảnh hưởng công năng phủ Đởm, Tâm chủ thần minh, Đởm chủ quyết đoán.

Tác dụng của châm cứu cho trẻ tự kỷ

Với những trẻ mắc chứng tự kỷ, nguyên tắc điều trị chung là điều chỉnh lại các hành vi, thuộc tính, giao tiếp, tương tác và hòa nhập với xã hội. Có rất nhiều những phương pháp điều trị bệnh được nghiên cứu, trong đó chữa tự kỷ bằng châm cứu cho trẻ đang nhận được nhiều tín hiệu khả quan. Thông qua việc kích thích, tác động vào các vị trí huyệt sẽ giúp bệnh nhân:

1: Khai khiếu: Khai mở các khiếu (đông y coi tiếng nói là một khiếu).

2: Thanh nhiệt, tỉnh thần (tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tỉnh táo).

3: Ích khí, dưỡng huyết, bồi bổ lục phủ ngũ tạng.

4: Cân bằng âm dương, thông kinh mạch, hỗ trợ giấc ngủ.

>> Ngoài ra việc kết hợp châm cứu cho trẻ tự kỷ bằng các phương pháp điện châm, điện nhĩ châm, thủy châm, cấy chỉ sẽ làm tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh. Quan trọng nhất là nên bắt đầu các liệu trình càng sớm càng tốt và cần kiên trì trong quá trình điều trị.

Tin nổi bật

Có dạng tự kỷ dị biệt gọi là tự kỷ thiên tài

Mọi người thường nghĩ những người mắc chứng tự kỷ là một bất lợi hoặc gánh nặng. Thực tế nhiều người mắc chứng tự kỷ rất thành công trong cuộc sống.

Chọn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ mắc chứng tự kỷ

Mỗi dạng của hội chứng tự kỷ sẽ có những đặc điểm khác nhau, vì vậy khi tiến hành điều trị cho trẻ cha mẹ nên biết và chọn phương pháp điều trị phù...

Phương pháp tương tác xã hội giúp trẻ tự kỷ cải thiện chỉ số IQ

Trong một nghiên cứu mới, các khoa học khẳng định việc can thiệp sớm bằng phương pháp tương tác xã hội sẽ giúp trẻ tự kỷ cải thiện được chỉ số IQ và ngôn...

Có nên cho trẻ tự kỷ đi học trường tiểu học

Trường tiểu học là một nơi mới lạ đối với trẻ tự kỷ vốn quen môi trường hẹp. Nhiều cha mẹ có con tự kỷ đến tuổi tiểu học đang còn băn khoăn vấn đề nà...

Nên khám và chữa hội chứng tự kỷ cho trẻ vào thời điểm nào?

Để trẻ tự kỷ được phát triển, hòa nhập bình thường thì phát hiện sớm và can thiệp hiệu quả, việc đầu tiên là chọn cơ sở giáo dục đặc biệt uy...

Áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý trong điều trị trẻ tự kỷ

Trị liệu tâm lý là phương pháp được áp dụng nhằm cải thiện sức khỏe, tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi rất tốt cho trẻ bị tự...

0987754956