Tư vấn miễn phí
Thứ 2 - Thứ 7
7:30 AM - 17:30 PM
Đăng ký nhập học:
0987754956
Có vô vàn hành động và thói quen của cha mẹ, của người thân tưởng chừng vô hại nhưng lại càng làm tình trạng ngôn ngữ của con trở nên...
Để biết trẻ chậm nói có kém thông minh, trước hết cần biết nguyên nhân trẻ chậm nói. Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ chậm nói.
Bạn đang ở Hà Nội và đang có nhu cầu tìm một trung tâm dạy trẻ chậm nói mà chưa biết địa chỉ nào. Tham khảo ngay top các trung tâm dạy trẻ chậm nói...
Việc trang bị kiến thức giúp phụ huynh nắm bắt các dấu hiệu tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ, từ đó giúp cha mẹ đưa ra quyết...
Việc phát hiện trẻ chậm nói cũng không quá khó vì hơn ai hết cha mẹ là người cảm nhận được con mình có những khác lạ so với trẻ cùng lứa...
Trẻ chậm nói đơn thuần là trẻ có vốn từ ngữ ít ỏi nhưng vẫn hiểu được những gì người khác nói và thực hiện được những câu mệnh lệnh đơn g...
Những rối loạn về giao tiếp có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc nhóm, tham gia thảo luận và trình bày quan điểm của trẻ nhỏ
Những nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và cách cải thiện nó ra sao? Các bậc phụ huynh theo dõi bài viết ngày hôm nay của Hoa Nhật Vàng để tìm ra câu trả lời.
Cùng liệt kê những nguyên nhân nào khiến trẻ gặp hội chứng rối loạn phát triển giao tiếp này để sớm tìm ra những giải pháp cải thiện hữu hiệu nhất cho con nhé.
– Não bộ bị khiếm khuyết hoặc có những phát triển bất thường
– Người mẹ thường xuyên phải tiếp xúc hoặc sống trong môi trường hóa chất độc hại khi mang thai như thuốc sâu, khu công nghiệp hóa chất,…
– Con gặp vấn đề về miệng: sứt môi, hở hàm ếch, vòm miệng có khuyết tật
– Trẻ bị rối loạn phát triển giao tiếp cũng có thể do yếu tố di truyền trong gia đình
– Các chấn thương về sọ não cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giao tiếp của con
– Rối loạn thần kinh là một trong những yếu tố quan trọng tác động lên hệ thống ngôn ngữ ở trẻ
Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ gặp hội chứng này nhưng không xác định được rõ nguyên nhân. Bố mẹ cần trang bị những hành trang vững vàng để đồng hành cũng con.
Có thể phụ huynh chưa biết, trẻ bị rối loạn phát triển giao tiếp thường không có những biểu hiện quá rõ rệt. Bởi vậy bố mẹ cần hết sức tinh tế để có thể phát hiện ra tình trạng của con, bằng những dấu hiệu sau đây:
– Con không lắng nghe và tương tác khi nói chuyện: Khi có người nói chuyện cùng hoặc đọc truyện cho nghe, con không bận tâm cũng như tương tác lại. Một vài trường hợp, con có thể không hiểu được những câu nói phức tạp, gây khó khăn cho việc làm theo chỉ dẫn.
– Con cũng không tỏ ra hợp tác khi phải làm theo những điều người lớn chỉ dạy
– Việc rối loạn phát triển ngôn ngữ có thể đi kèm với một số biểu hiện của chứng tự kỷ như con chỉ thích chơi một mình, hay hành động lặp đi lặp lại vô nghĩa, đi nhón gót,… bố mẹ cần hết sức đề phòng.
– Phát âm của con không rõ ràng, tốc độ nhả chữ không đồng đều, khiến sự diễn đạt trở nên khó hiểu và khó kết nối với mọi người
– Sự rối loạn ngôn ngữ không chỉ thể hiện khi con nói, mà lúc con viết cũng rất khó khăn, con thường xuyên viết sai chính tả, hoặc dùng sai từ cần diễn đạt.
Các liệu pháp trị liệu ngôn ngữ được xem là một trong những cách cải thiện ngôn ngữ cho trẻ bị rối loạn phát triển giao tiếp hữu hiệu nhất. Các chuyên gia chăm sóc và điều trị trẻ chuyên biệt sẽ thăm khám, đánh giá mức độ của rối loạn này, từ đó nhận định được mức độ nghiêm trọng để lên kế hoạch áp dụng những liệu pháp phù hợp nhất.
Phương pháp trị liệu ngôn ngữ được khuyến khích áp dụng trị liệu càng sớm càng tốt. Các kỹ năng chính được sử dụng khi áp dụng phương pháp này như: giúp con khắc phục những khuyết điểm về phát âm, khôi phục những thế mạnh vốn có của ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, tăng cường thực hành giao tiếp bằng các tình huống thật,…
Liệu pháp sẽ rất hiệu quả nếu như kiên trì áp dụng và có sự hỗ trợ, khuyến khích thường xuyên của gia đình.
Ngoài ra, tiên lượng cũng là biện pháp hỗ trợ hữu ích trong việc cải thiện ngôn ngữ cho trẻ. Bằng tiên lượng, các chuyên gia sẽ phát hiện và chẩn đoán được phần nào hoặc toàn bộ nguyên nhân và mức độ rối loạn phát triển giao tiếp.
Đây là cơ sở để thực hiện tốt các kế hoạch phát triển ngôn ngữ ở con.
Sau tất cả, “phòng còn hơn chữa”, để giảm thiểu những khó khăn khi con mắc phải hội chứng này, các phương pháp đề phòng hữu hiệu chắc chắn là mong muốn của nhiều bậc phụ huynh.
Tuy rằng, chưa có một cách nào được xác định cụ thể là sẽ phòng ngừa được chứng trẻ bị rối loạn phát triển giao tiếp, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp này để bảo vệ sự phát triển ngôn ngữ ở con:
– Bảo vệ con khỏi những nguy cơ gây tổn thương cho não bộ
– Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung vi chất cho não
– Tích cực tương tác, trò chuyện, dạy con tập nói ngay từ nhỏ
– Nếu phát hiện con có bất kỳ biểu hiện rối loạn giao tiếp nào, cần đưa con đến gặp chuyên gia để được xác định rõ ngay từ đầu.
Khi thấy con có biểu hiện kém giao tiếp, bố mẹ cũng có thể rèn luyện khả năng nói cho trẻ bằng cách phương pháp tại nhà, hoặc kết hợp với các trung tâm gia sư đặc biệt cho trẻ để có những bài học tốt nhất về ngôn ngữ cho con.