Tư vấn can thiệp, điều trị trẻ chậm nói từ chuyên gia ngữ âm

Việc phát hiện trẻ chậm nói cũng không quá khó vì hơn ai hết cha mẹ là người cảm nhận được con mình có những khác lạ so với trẻ cùng lứa về phát triển ngôn ngữ

Nhiều cha mẹ khi phát hiện ra con mình chậm nói thường cảm thấy khá bối rối và lo lắng khi không biết với tình trạng của trẻ thì nên có những biện pháp can thiệp trẻ chậm nói như thế nào thì phù hợp.

Đừng lo lắng bởi trong bài viết này, Hoa Nhật Vàng sẽ giúp các bậc cha mẹ có được câu trả lời chính xác và đầy đủ từ chuyên gia âm ngữ. Cùng tham khảo nhé!

Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ

Để có thể hiểu được rõ tình trạng của trẻ chậm nói thì trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quá trình phát triển ngôn ngữ của một đứa trẻ bình thường:

Tư vấn can thiệp, điều trị trẻ chậm nói từ chuyên gia ngữ âm

  • Từ 3 - 6 tháng: Trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra. Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau và bắt đầu nói được nguyên âm "a", từ "ba", "bà".

  • Từ 7 - 9 tháng: Trẻ sẽ thường xuyên lặp lại các âm tiết giống nhau và biết dùng các cử chỉ cũng như các hoạt động để gây chú ý với mọi người.

  • Từ 9 - 12 tháng: Bắt đầu có những tiếng bập bẹ. Trẻ sẽ sử dụng các cử chỉ bằng đầu, cơ thể để thể hiện các yêu cầu.

  • Từ 12 - 15 tháng: Trẻ có thể sử dụng được 7 từ hoặc nhiều hơn. Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên dùng giọng và cử chỉ để có được đồ vật mong muốn cũng như bắt chước các từ mới.

  • Từ 15 - 18 tháng: Trẻ sẽ sử dụng được 20 từ hoặc hơn (từ đơn).Khi được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau và nói được nhiều từ có ý nghĩa. Ở giai đoạn này trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu, sử dụng lời nói để giao tiếp với mọi người nhiều hơn.

  • Từ 18 tháng đến 2 tuổi: Vốn từ của trẻ tăng lên khoảng 25 từ, trẻ biết gọi tên người, chào hỏi hay từ chối.

  • Từ 2 - 3 tuổi: trẻ nói rất nhiều, thâm chí trẻ có thể nói chuyện một mình khi chơi, vốn từ từ 50 đến 200 từ. Khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ có thể nói ra được một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản cũng như đặt câu hỏi đơn giản. Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không. Sau giai đoạn này trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.

  • Từ 3 - 4 tuổi: Trẻ nói được các câu phức tạp, bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao,...

Khi nào trẻ chậm nói cần được can thiệp?

Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp, điều trị sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ như sau:

  • Trẻ không phản ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi được 6 – 8 tuần tuổi.

  • Trẻ không cười với giọng nói của cha mẹ khi được 2 tháng tuổi.

  • Trẻ không quan tâm đến mọi người và vật xung quanh khi được 3 tháng tuổi.

  • Trẻ không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng tuổi.

  • Trẻ không cười tự phát lúc 6 tháng tuổi

  • Trẻ không bập bẹ lúc 8 tháng tuổi và không nói được từ đơn khi lên 2 tuổi.

  • Trẻ không nói được một câu đơn giản khi 3 tuổi.

Nếu cha mẹ thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để các chuyên gia, bác sĩ kiểm tra. Tuỳ theo mức độ chậm nói cũng như độ tuổi của trẻ mà các bác sĩ sẽ có các hình thức can thiệp khác nhau như: tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.

Đối với nhóm trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ gặp các vấn đề liên quan đến thính giác, các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ.

Đối với những trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước mốc thời điểm 5 tuổi rất có hiệu quả.

Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để cải thiện khả năng nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì trẻ sẽ phải can thiệp bằng cách sử dụng máy trợ thính.

Một số giải pháp can thiệp trẻ chậm nói từ chuyên gia ngữ âm

1. Hãy nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt

Ngay cả khi trẻ không nói được nhưng những câu chuyện cực kỳ đơn giản mà cha mẹ nói với trẻ cũng có thể cải thiện thái độ nghe của trẻ dần dần. 

Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, lúc cho bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ, chú ý tìm những chủ đề mà trẻ yêu thích hay hứng thú thì càng tốt…

2. Không bắt chước ngôn ngữ sai của trẻ

Trẻ chậm nói thường không phát âm chuẩn, nói ngọng, nói lịu khi vừa mới bắt đầu. Cha me đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy trẻ chậm nói vì rất có thể sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn,lâu dần sẽ trở thành thói quen khó sửa.

3. Tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, các bạn đồng trang lứa

Đối với bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ thường có cách giao tiếp mà đôi khi không cần thông qua ngôn ngữ. Với một môi trường khi  được tiếp xúc nhiều, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và  từ đó có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

4. Luôn trả lời trẻ

Trẻ không nói nhưng sẽ thường giao tiếp với mọi người bằng thái độ, bằng cử chỉ, điệu bộ cơ thể, hãy trả lời bé bằng cách giải quyết những thái độ đó. Chẳng hạn như: trẻ đưa cho bạn 1 đồ vật, hãy đón nhận lấy, trẻ muốn lấy đồ vật, hãy khuyến khích trẻ hành động để có được nó. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia ngữ âm đánh giá cao.

5. Cha mẹ luôn là người quan trọng nhất

Cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó cha mẹ cần phải khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cha mẹ cần dành thời gian nói chuyện thường xuyên với trẻ, đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe. Ngoài ra, cha mẹ có thể dạy trẻ bằng cách chỉ vào các đồ vật trong nhà và đọc to tên của những đồ vật đó.

7. Không được gượng ép trẻ cố nói

Hành trình  can thiệp cho trẻ chậm nói không phải một sớm một chiều, cha mẹ nên kiên trì, không nên ép trẻ nói. Tuy nhiên, đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó để động viên trẻ. Đừng lơ là mỗi khi nói chuyện với con, cha mẹ cần phải thật tập trung và chú ý lắng nghe để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những từ sắp nói.

Trên đây là những biện pháp can thiệp mà cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà. Với những trẻ chậm nói ở mức độ nặng hơn, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có kết hợp nhiều phương pháp can thiệp phù hợp đem lại kết quả tốt hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ số hotline của Hoa Nhật Vàng để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng!

Tin nổi bật

Những sai lầm của cha mẹ trong chăm sóc và dạy trẻ chậm nói

Có vô vàn hành động và thói quen của cha mẹ, của người thân tưởng chừng vô hại nhưng lại càng làm tình trạng ngôn ngữ của con trở nên...

Cải thiện tình trạng trẻ bị rối loạn phát triển giao tiếp

Những rối loạn về giao tiếp có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc nhóm, tham gia thảo luận và trình bày quan điểm của trẻ nhỏ

Trẻ chậm nói có kém thông minh và nhận thức chậm không

Để biết trẻ chậm nói có kém thông minh, trước hết cần biết nguyên nhân trẻ chậm nói. Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ chậm nói.

Trung tâm dạy trẻ chậm nói giáo viên giỏi tại Hà Nội

Bạn đang ở Hà Nội và đang có nhu cầu tìm một trung tâm dạy trẻ chậm nói mà chưa biết địa chỉ nào. Tham khảo ngay top các trung tâm dạy trẻ chậm nói...

Cha mẹ cần làm gì khi thấy con mình có dấu hiệu chậm nói

Việc trang bị kiến thức giúp phụ huynh nắm bắt các dấu hiệu tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ, từ đó giúp cha mẹ đưa ra quyết...

Trẻ chậm nói đơn thuần: Dấu hiệu và giải pháp can thiệp

Trẻ chậm nói đơn thuần là trẻ có vốn từ ngữ ít ỏi nhưng vẫn hiểu được những gì người khác nói và thực hiện được những câu mệnh lệnh đơn g...

0987754956