Tư vấn miễn phí
Thứ 2 - Thứ 7
7:30 AM - 17:30 PM
Đăng ký nhập học:
0987754956
Có vô vàn hành động và thói quen của cha mẹ, của người thân tưởng chừng vô hại nhưng lại càng làm tình trạng ngôn ngữ của con trở nên...
Những rối loạn về giao tiếp có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc nhóm, tham gia thảo luận và trình bày quan điểm của trẻ nhỏ
Để biết trẻ chậm nói có kém thông minh, trước hết cần biết nguyên nhân trẻ chậm nói. Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ chậm nói.
Bạn đang ở Hà Nội và đang có nhu cầu tìm một trung tâm dạy trẻ chậm nói mà chưa biết địa chỉ nào. Tham khảo ngay top các trung tâm dạy trẻ chậm nói...
Việc trang bị kiến thức giúp phụ huynh nắm bắt các dấu hiệu tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ, từ đó giúp cha mẹ đưa ra quyết...
Việc phát hiện trẻ chậm nói cũng không quá khó vì hơn ai hết cha mẹ là người cảm nhận được con mình có những khác lạ so với trẻ cùng lứa...
Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết xem trẻ trẻ có bị chậm nói hay không thông qua những biểu hiệu cụ thể qua từng giai đoạn phát triển của trẻ
Trẻ thế nào được coi là chậm nói? là một trong những băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ khi cảm thấy khó khăn để xác định được tình trạng chậm nói ở trẻ. Cùng Trung tâm Giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng tìm kiếm câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất trong bài viết này!
Trẻ được coi là chậm nói nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây:
Ở những trẻ bình thường, trong khoảng thời gian tập nói, trẻ sẽ nói rất nhiều, huyên náo tay chân liên tục để thể hiện mong muốn, sở thích của mình.
Ngược lại, với trẻ chậm nói, trẻ sẽ thích dùng hành động để thể hiện mong muốn hơn, chẳng hạn như kéo tay cha mẹ và chỉ vào đồ vật mà mình muốn lấy.
Giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ có thể khác nhau nhưng thông thường từ 18 tháng trở lên, trẻ đã có thể nói được những từ đơn giản và đến 2 tuổi là trẻ sẽ có khoảng 200 – 500 từ trong kho từ vựng của mình. Nếu thấy trẻ có ít hơn số lượng từ này thì cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.
Các vấn đề liên quan đến khả năng nghe cũng là một nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Do trẻ sẽ không nghe rõ những gì mọi người nói nên không thể hiểu, bắt chước những âm thanh xảy ra xung quanh.
Với trẻ chậm nói, chúng có thể nói được những câu ngắn khoảng 2 – 3 từ nhưng nhiều hơn lại không thể nói được bởi trẻ gặp khó khăn trong việc ghép các từ đơn lại với nhau để cho ra một câu hoàn chỉnh.
Đây đều là một trong những dấu hiệu điển hình của chứng chậm nói mà cha mẹ cần lưu ý để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bên cạnh những dấu hiệu chung ở trên thì các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết xem trẻ trẻ có bị chậm nói hay không thông qua những biểu hiệu cụ thể qua từng giai đoạn phát triển như sau:
Trẻ không có phản ứng với những tiếng động mạnh, âm thanh lớn.
Không phát ra âm thanh gừ gừ hoặc có bắt đầu gừ gừ nhưng lại không thể bắt chước các âm thanh ( khi trẻ được 4 tháng tuổi)
Trẻ chậm nói thường sẽ không phản ứng với các tiếng động.
Trẻ chậm nói có xu hướng không thích giao tiếp với người khác thông qua âm thanh, cử chỉ hay lời nói), ngay cả khi trẻ muốn điều gì đó.
Trẻ không biết nói dù chỉ một từ, khi được gọi tên nhưng không có phản ứng.
Không biết làm các động tác đơn giản như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
Không quan tâm, tò mò tới mọi thứ xung quanh mình.
Không hiểu cũng như không có bất kỳ phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
Trẻ không nói được bất cứ từ nào
Không bao giờ chỉ vào đồ vật mà trẻ thích để đòi hỏi bạn.
Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.
Không thể nói được quá 6 từ hay các từ đơn giản.
Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ hay nhận được các yêu cầu đơn giản.
Trẻ chậm nói sẽ bị hạn chế về khả năng tiếp thu từ mới.
Trẻ không thể nói nổi quá 15 từ cũng hiểu được những chỉ dẫn hay câu hỏi dài.
Trẻ có thể nhắc lại lời nói của người khác nhưng không tự mình nói được.
Không thể thực hiện những trò chuyện đơn giản, không tự chơi một mình.
Đôi lúc cũng trẻ chậm nói cũng không biết bắt chước hành động, lời nói của mọi người xung quanh..
Không nói được câu đơn giản có 2-4 từ hay gọi tên vài bộ phận của cơ thể.
Không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần đặt các câu hỏi đơn giản.
Không thể sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ) hay tự đặt câu hỏi.
Không thể nói được câu ngắn, hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn.
Lời nói của trẻ không rõ ràng, khiến người thân và người ngoài đều không hiểu.
Thường xuyên nói lắp bắp và không thích giao lưu với trẻ đồng trang lứa.
Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện có hình ảnh bắt mắt.
Luôn luôn phải có bố hoặc mẹ ở bên cạnh.
Chưa thể phát âm thành thạo phần lớn các phụ âm.
Trẻ sử dụng đại từ “con” và “mẹ” không đúng cách.
Với những chia sẻ trên của chúng tôi, chắc phần nào các bậc cha mẹ có thể nhận biết được xem con mình có phải trẻ chậm nói hay không.
Để có kết quả chính xác, có các phương pháp can thiệp kịp thời thì cha mẹ cũng cần cho trẻ thăm khám cẩn thận tại những cơ sở khám chữa uy tín.
Đừng quên theo dõi website của Hoa Nhật Vàng thường xuyên bởi chúng tôi sẽ cập nhật liên tục những thông tin mới nhất về chủ đề này.