Những ảnh hưởng của chứng chậm nói ở trẻ

Trẻ chậm nói có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng. Những rắc rối thường đi kèm với trẻ chậm nói có thể kể đến như: mất thính lực, chậm phát triển

Nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan, cho rằng việc trẻ chậm nói là bình thường bởi con vẫn rất nghe lời, ngoan ngoãn và một số trẻ lại cực kỳ thông minh.

Tuy nhiên, việc con trẻ chậm nói kéo dài lại là một vấn đề đáng quan ngại bởi nó gây ra những ảnh hưởng mà chính cha mẹ cũng không thể ngờ tới.

Vậy ảnh hưởng của chứng chậm nói ở trẻ có những gì? Cùng Hoa Nhật Vàng tìm hiểu chi tiết vè đầy đủ trong bài viết sau đây.

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không ?

Chắc chắn rằng, chứng chậm nói luôn ảnh hưởng nhất định đến mọi sinh hoạt của trẻ hàng ngày bởi đây là lứa tuổi trẻ thích khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong một số trường hợp, chậm nói chỉ ảnh hưởng đến trẻ trong một thời gian ngắn. 

Nhưng nhiều trường hợp khác, chậm nói nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, sẽ có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ thậm chí là cả cuộc đời của trẻ bởi đã qua “ thời gian vàng” để can thiệp.

Chính vì thế, việc trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào

Các nguyên nhân gây tình trạng chậm nói ở trẻ

1. Trẻ chậm nói do gặp vấn đề về thính giác, khiếm khuyết răng miệng

Các vấn đề liên quan đến lưỡi như: dính thắng lưỡi, đầy lưỡi, ngắn lưỡi hoặc vòm miệng,… Hoặc khả năng nghe kém, suy giảm khiến trẻ khó tiếp thu âm thanh, ngôn ngữ và lời nói như những đứa trẻ bình thường khác.Từ đó dẫn đến việc trẻ khó phát âm, phát âm không rõ ràng, nói ngọng,…cũng như khó khăn trong quá trình ăn uống.

2. Trẻ chậm nói do các bệnh lý liên quan đến não bộ

Trẻ chậm nói do một số bệnh lý về não như: tự kỷ, tăng động, chậm phát triển,... sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, diễn đạt của trẻ. Trong trường hợp này, điều mà cha mẹ cần quan tâm hơn không chỉ là trẻ chậm nói mà còn cả về nhận thức của trẻ. Thời gian phát hiện và can thiệp vàng cho nhóm trẻ này là dưới 3 tuổi. 

Qua độ tuổi này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng phục hồi của trẻ. Bên cạnh việc gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, diễn đạt mà khả năng nhận thức, trí tuệ, vận động, xã hội,…của trẻ cũng bị ảnh hưởng tủy theo tình trạng, mức độ của bệnh.

3. Trẻ chậm nói đơn thuần

Các trường hợp trẻ chậm nói đơn thuần chủ yếu là do các nguyên nhân môi trường như: Xem quá nhiều ti vi, điện thoại, trẻ lười nói vì chỉ cần chỉ tay là đã được đáp ứng ngay…

Nếu tình trạng chậm nói kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy cho trẻ

1. Khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân

Trẻ chậm nói thường gặp khó khăn trong việc bày tỏ mong muốn, ý kiến của bản thân. Và khi trẻ không thể biểu đạt trọn vẹn những mong muốn ấy do bị thiếu từ, diễn đạt không rõ ràng, sai ý tưởng, làm cho mọi người hiểu lầm thì trẻ sẽ có xu hướng cảm thấy khó chịu, bực bội và rất dễ tức giận.

Trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp nên thường thích sử dụng hành động hơn thay vì phải nói. Nếu không được đáp ứng, trẻ sẽ phản ứng bằng cách la hét, cáu gắt, thậm chí là quăng đồ đạc về lâu dài sẽ khó kiểm soát được cảm xúc và trở nên cộc tính.

2. Trẻ chậm nói bị ảnh hưởng về tâm lý

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, trẻ chậm nói có nguy cơ đối mặt với những vấn đề xã hội. Ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ mà với cả người khác, tác động đến hành vi của trẻ khi trưởng thành.

Chứng chậm nói ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, kết bạn và trao đổi thông tin của trẻ. Chính vì thế mà trẻ có thể bị cô lập, không có bạn chơi, trò chuyện cùng, lâu dần sẽ trở nến sống khép kín, trầm tính hơn. 

Việc trẻ chậm nói cũng có thể khiến trẻ trở thành tâm điểm trêu chọc của bạn bè khiến cho trẻ càng thêm phần tự ti, về lâu dài có thể dẫn tới trầm cảm.

Ngoài ra, khi gặp vấn đề cần giúp đỡ, trẻ không biết mở lời, trình bày khó hiểu khiến cho mọi người không thể hỗ trợ kịp thời

3. Hạn chế giao tiếp, hòa nhập xã hội

Trẻ chậm nói thường không tự tin giao tiếp do vốn từ ít và khả năng diễn đạt hạn chế. Trẻ gặp khó khăn trong ngay cả việc bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng cơ bản của bản thân. 

Vì thế, trẻ chậm nói thường tự chơi một mình và ít gần gũi, hòa đồng với bạn bè xung quanh. Điều này khiến cho trẻ không có môi trường phát triển các kỹ năng xã hội: kỹ năng làm quen – kết bạn, chia sẻ đồ chơi, làm việc nhóm,… 

Từ đó, trẻ cũng ít có cơ hội phát triển thông minh cảm xúc,  nhận biết cảm xúc của người khác thông qua nét mặt khiến cho quá trình giao tiếp càng hạn chế hơn.

4. Ảnh hưởng đến khả năng học tập

Khi còn nhỏ, trẻ có ham muốn khám phá, tìm hiểu rất lớn về những gì xảy ra trong cuộc sống. Nhưng vì vốn từ ít, khả năng diễn đạt thiếu mạch lạc, rõ ràng khiến người khác không thể giải đáp được các thắc mắc của trẻ, dẫn đến việc khả năng học tập của trẻ kém đi.

Trẻ chậm nói thường cảm thấy ngại ngùng, không dám phát biểu, trả lời câu hỏi của cô giáo năng lực lý giải ngôn ngữ kém, lo sợ các bạn cười chê.

Trẻ chậm nói có thể không hoàn toàn hiểu được nội dung bài giảng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, không thể theo kịp tốc độ các bạn đồng trang lứa. Lâu dần có thể khiến trẻ nản và không duy trì được hứng thú học tập. 

Bên cạnh đó, trẻ chậm nói cũng gặp các vấn đề trong việc tư duy sâu với những câu hỏi có độ phức tạp cao cũng như những kỹ năng quan trọng: kỹ năng trình bày, tường thuật, tổng hợp, diễn dịch, tranh luận, phản biện,… 

5. Trẻ chậm nói thường thiếu tự tin

Đây là điều dễ thấy ở trẻ chậm nói khi mà trẻ ngại ngùng, rụt rè trong việc thể hiện bản thân mình. Trong cùng một cuộc trò chuyện, cuộc thi, có thể tất cả các trẻ cùng biết đáp án.

Trẻ chậm nói mặc dù biết đáp án nhưng không biết cách diễn đạt, không dám thể hiện bản thân mình vì lo sợ mọi người không hiểu. Từ đó, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý tự ti, không tin tưởng vào bản thân mình và thiếu đi động lực cố gắng, kiên trì.

Như vậy có thể thấy rằng, chứng chậm nói mà nhiều bậc cha mẹ hay mọi người vẫn coi là điều bình thường có thể gây ra những ảnh hưởng, hệ lụy khôn lường mà trẻ phải hứng chịu.

Để điều này không xảy ra hoặc hạn chế thì cha mẹ cần phải quan sát, để ý sự phát triển của con. Nếu thấy con có dấu hiệu chậm nói thì cần đưa con đến ngay các cơ sở  y tế uy tín để tìm hiểu nguyên nhân và cách can thiệp phù hợp.

Chúng tôi hy vọng, bài viết trên đã đem đến cho các bậc cha mẹ những thông tin vô cùng hữu ích. Đừng quên theo dõi website của Hoa Nhật Vàng thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức khác nữa nhé!

Tin nổi bật

Những sai lầm của cha mẹ trong chăm sóc và dạy trẻ chậm nói

Có vô vàn hành động và thói quen của cha mẹ, của người thân tưởng chừng vô hại nhưng lại càng làm tình trạng ngôn ngữ của con trở nên...

Cải thiện tình trạng trẻ bị rối loạn phát triển giao tiếp

Những rối loạn về giao tiếp có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc nhóm, tham gia thảo luận và trình bày quan điểm của trẻ nhỏ

Trẻ chậm nói có kém thông minh và nhận thức chậm không

Để biết trẻ chậm nói có kém thông minh, trước hết cần biết nguyên nhân trẻ chậm nói. Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ chậm nói.

Trung tâm dạy trẻ chậm nói giáo viên giỏi tại Hà Nội

Bạn đang ở Hà Nội và đang có nhu cầu tìm một trung tâm dạy trẻ chậm nói mà chưa biết địa chỉ nào. Tham khảo ngay top các trung tâm dạy trẻ chậm nói...

Cha mẹ cần làm gì khi thấy con mình có dấu hiệu chậm nói

Việc trang bị kiến thức giúp phụ huynh nắm bắt các dấu hiệu tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ, từ đó giúp cha mẹ đưa ra quyết...

Tư vấn can thiệp, điều trị trẻ chậm nói từ chuyên gia ngữ âm

Việc phát hiện trẻ chậm nói cũng không quá khó vì hơn ai hết cha mẹ là người cảm nhận được con mình có những khác lạ so với trẻ cùng lứa...

0987754956