Tư vấn miễn phí
Thứ 2 - Thứ 7
7:30 AM - 17:30 PM
Đăng ký nhập học:
0987754956
Thiểu năng trí tuệ nếu được phát hiện sớm và có biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời sẽ phần nào giúp trẻ cải thiện được tình trạng này
Việc điều trị và giáo dục một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ đòi hỏi các bậc cha mẹ có sự kiên trì, nhẫn nại cùng sức mạnh tình thương...
Nuôi dạy bằng tình yêu thương với trẻ chậm phát triển trí tuệ, kèm với việc điều trị sớm có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn đối với cách trẻ...
Cùng Giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng tìm hiểu những phương pháp điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ qua bài viết sau đây
Việc xác định phương pháp phù hợp để dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình can thiệp, hỗ trợ các...
Việc phát hiện sớm, phân loại các dạng trẻ chậm phát triển trí tuệ ngay từ ban đầu là bước vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá...
Khi một phần của não bị tổn thương dẫn đến việc trẻ không thể cử động các cơ do vùng não đó kiểm soát xem là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ
Chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là thuật ngữ chỉ sự phát triển chậm hơn so với các cột mốc bình thường về các mặt như thể chất, cảm xúc, ngôn ngữ…ở trẻ em. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Cùng Trung tâm giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng tìm hiểu chi tiết và đầy đủ nhất qua bài viết dưới đây!
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thì có khoảng 15% số trẻ em trong khoảng từ 3 – 17 tuổi có một hoặc nhiều khuyết tật liên quan đến sự phát triển.
Và nếu phát hiện sớm nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng như có biện pháp can thiệp sớm thì có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng, thậm chí bắt kịp mốc phát triển bình thường.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
Trẻ chậm phát triển trí tuệ do mắc phải các bệnh lý về não bộ
Não bộ là trung tâm điều khiển cơ thể, kiểm soát toàn bộ các hoạt động về thể chất, ngôn ngữ, chữ viết, khả năng tư duy và sáng tạo,…
Khi một phần nào đó của não bộ bị tổn thương sẽ dẫn đến việc trẻ không thể cử động các cơ do vùng não đó kiểm soát. Một số bệnh lý được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ như:
Bại não là một nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ khá phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bệnh bại não ảnh hưởng ít nhất 1,5 – 4 trong số 1.000 trẻ em trên toàn thế giới.
Trẻ mắc chứng bại não thường gặp khó khăn trong việc vận động như: hoạt động đi, ngồi hay cầm nắm đồ vật,...Các triệu chứng của bại não có thể nghiêm trọng hơn khi không được điều trị kịp thời. Một số biểu hiện thường gặp ở trẻ mắc bại não như:
Chậm phát triển về kỹ năng vận động như lẫy, bò, ngồi và khó đi bộ.
Trẻ chậm nói, giao tiếp kém.
Trẻ gặp các vấn đề liên quan đến thần kinh như co giật, khuyết tật trí tuệ, mù lòa.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ tiếp theo là do não úng thủy. Đây là tình trạng dư thừa quá nhiều dịch não tủy (CSF) khiến cho não và sọ sưng lên, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng não úng thủy như:
Nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương như viêm màng não.
Chảy máu não trong thai kỳ hoặc sau khi sinh.
Những chấn thương xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh.
Chấn thương sọ não, khối u trong hệ thần kinh trung ương.
Hội chứng Aicardi được hiểu là rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến việc hình thành callosum corpus – là cấu trúc kết nối hai bên cầu não.
Rối loạn di truyền này chỉ gặp ở trẻ sơ sinh và nguyên nhân gây ra tình trạng này đến nay vẫn chưa thể xác định. Một số biểu hiện của hội chứng Aicardi thường gặp như: biến dạng tay, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển, khó ăn, bệnh tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản.
Các triệu chứng khác của hội chứng Aicardi bao gồm sự bất thường về xương sườn hay cột sống, chẳng hạn như vẹo cột sống. Hội chứng này khiến cho trẻ có một số đặc điểm khác thường trên khuôn mặt như mũi phẳng hơn, tai lớn hơn hoặc khoảng cách nhỏ hơn giữa môi trên và mũi.
Đây được xác định là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ phổ biến nhất. Các rối loạn gen đơn, gen đa, rối loạn đa tuyến, bất thường về nhiễm sắc thể thừa hưởng từ bố mẹ có thể gây nên tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Hàng năm, ước tính có khoảng 110.000 trường hợp nhiễm virus rubella trên toàn thế giới. Trong quá trình thai kỳ, người mẹ nhiễm virus rubella sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi khiến trẻ sinh ra có thể bị điếc, đục thủy tinh thể bẩm sinh, co giật, chậm phát triển hay khuyết thiếu về trí tuệ.
Khi nhiễm toxoplasmosis trong thời kỳ bào thai, sau khi sinh ra trẻ gặp tình trạng thiếu hụt về nhận thức, khuyết tật trí tuệ, co giật và suy giảm thị lực do viêm màng đệm.
CMV là một loại virus herpes lây lan qua đường nước bọt, máu, dịch tiết sinh dục, nước tiểu hoặc sữa mẹ. Khi phụ nữ mang thai mắc phải Cytomegalo virus thì trẻ sinh ra dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng sau sinh, di chứng về thần kinh, mất thính giác, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh, co giật và bại não.
Hầu hết các khuyết tật não bẩm sinh không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Một loạt các yếu tố di truyền và môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và gây ra các khuyết tật não bẩm sinh là nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Một số yếu tố có thể gây ra khuyết tật não như: khiếm khuyết gen, nhiễm trùng, mẹ sử dụng ma túy, chấn thương trong thời kỳ bào thai.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mang thai bà mẹ hút thuốc, sử dụng rượu có thể làm tăng nguy cơ bị ứ đọng nhau thai, dễ sinh non hay gây quái thai cũng như những khuyết tật khác: thiểu năng trí tuệ, nhận thức, học tập, giao tiếp xã hội và hành vi.
Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc với chì, thủy ngân và các hợp chất hóa học như polychlorinated biphenyls (PCB) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ, góp phần gây ra các khuyết tật về trí tuệ từ 4% đến 5% tùy các trường hợp.
Người mẹ trước khi sinh tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu cũng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thần kinh trong thời thơ ấu của trẻ.
Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nếu cha mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu khác thường trong quá trình phát triển thì nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa nhi để chẩn đoán một cách chính xác nhất.