Nhận biết dấu hiệu sớm trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ

Thiểu năng trí tuệ nếu được phát hiện sớm và có biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời sẽ phần nào giúp trẻ cải thiện được tình trạng này

Tuy nhiên, ở những trẻ sơ sinh thì việc nhận biết khá khó khăn vì trẻ chưa có quá nhiều cử chỉ, hành vi một cách rõ ràng.

Vậy trẻ sơ sinh mắc thiểu năng trí tuệ có những dấu hiệu sớm nào? Cùng Trung tâm giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thiểu năng trí tuệ ở trẻ là gì?

Trẻ thiểu năng trí tuệ hay còn được biết đến với tên gọi trẻ chậm phát triển trí tuệ là một dạng khiếm khuyết liên quan đến phát triển trí não, phát triển tinh thần dưới mức trung bình ở trẻ. Tình trạng thiểu năng trí tuệ khiến trẻ không có đủ khả năng học tập, các kỹ năng xã hội nhanh chóng cũng như không sở hữu được tư duy học tập, tiếp thu kiến thức mới hiệu quả như những bạn bè đồng trang lứa khác.

Nhận biết dấu hiệu sớm trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ

Mức độ thiểu năng trí tuệ ở trẻ phụ thuộc vào sự phát triển trí não ở trẻ theo tình trạng từ nhẹ cho đến trầm trọng. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập xã hội trong tương lai ở trẻ.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân liên quan đến yếu tố di truyền, khiếm khuyết nhiễm sắc thể gây ra các hội chứng như:  hội chứng Down, hội chứng rượu bào thai, hội chứng nhiễm sắc thể X, các dị tật bẩm sinh… cũng được xác định là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ mắc thiểu năng trí tuệ.

Các dấu hiệu nhận biết sớm trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ

1. Đầu trẻ

Đầu của trẻ sơ sinh chính là bộ phận mà cha mẹ có thể dễ dàng quan sát nhất. Nếu đầu trẻ to hoặc nhỏ bất bình thường, khả năng cao là trẻ đã phát triển không bình thường.

Để có thể đánh giá chính xác, cha mẹ nên dựa vào chỉ số chung (đối với trẻ em ở Châu Á) để so sánh con mình:

  • Từ khi sinh tới 3 tháng đầu: Bán kính quanh thóp là 35cm

  • Khi trẻ được 4 tháng: Bán kính quanh thóp là 40cm

  • Khi trẻ được 1 tuổi: Bán kính quanh thóp là 45cm

  • Khi trẻ lên 2 tuổi : Bán kính quanh thóp là 47cm

2. Mắt trẻ

Mắt của trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ cách nhau một khoảng quá gần hoặc quá xa, mắt lác hoặc tròng mắt không bình thường cũng là dấu hiệu mà cha mẹ cần lưu ý.

Nếu thấy mắt trẻ phản ứng chậm với ánh sáng như không chớp mắt khi thấy ánh sáng hoặc thấy vật tiến lại gần như phản xạ tự nhiên, đây chắc chắn là biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ.

3. Mũi trẻ

Chỉ 3 ngày sau sinh là trẻ có thể nhận biết được mùi, đó là lý do trẻ có thể phát hiện được mùi sữa ở vú mẹ. Tuy nhiên, với trẻ gặp vấn đề về não bộ, bé sẽ không thể nhận biết được mùi sữa cũng như phản ứng với những mùi lạ.

Nếu để ý thấy trẻ khó khăn trong việc tìm vú mẹ, hoặc không nhăn mũi, hắt xì khi tiếp xúc với mùi cay nồng, cha mẹ nên quan sát kỹ trẻ hơn.

4. Tai trẻ

Ngoài những bộ phận trên, cha mẹ hãy quan sát kỹ phần tai của trẻ xem vị trí tai có thấp hoặc cao hơn sơ với bình thường, vành sụn tai có phát triển bình thường hay không.

Cha mẹ cũng cần quan sát khả năng nghe và phân biệt tiếng động của trẻ thông qua các hoạt động bên ngoài. Có thể quan sát trên cả hai bên tai và với các mức độ âm thanh cao thấp hoặc phức tạp khác nhau.

Nếu trẻ tỏ ra không phản ứng với âm thanh, như không giật mình bởi tiếng động lớn hoặc không phân biệt được tiếng động khác nhau rõ ràng hoặc phản xạ chậm, cha mẹ nên quan sát thêm và cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

5. Miệng trẻ

Từ khẩu hình miệng, cha mẹ hãy kiểm tra xem trẻ phát âm có tròn, rõ tiếng hay không. Hoặc nếu thấy trẻ có nhiều dớt dãi, miệng há hờ không khép hoặc không nhai thức ăn, ngậm quá lâu cũng là những biểu hiện của thiểu năng trí tuệ.

6. Lưỡi trẻ

Cha mẹ có thể quan sát xem lưỡi của trẻ có bị dài hay ngắn quá, có khó khăn trong việc nói hay diễn đạt những mong muốn, yêu cầu hay không.

7. Chân, tay trẻ

Nếu cánh tay, cánh chân hai bên của trẻ không đều nhau hoặc khoảng cách giữa các ngón tay không bình thường hay không đủ 5 ngón, các cơ vận động kém linh hoạt khiến trẻ khó khăn trong việc cầm nắm và di chuyển là những triệu chứng mà cha mẹ cần hết sức chú ý.

8. Da trẻ

Nếu màu da của trẻ có những dấu hiệu sau, cha mẹ cần quan sát thật kỹ và đưa trẻ đi khám ngay nếu triệu chứng không thuyên giảm:

  • Xuất hiện vết lang màu trắng trên diện rộng.

  • Có nhiều hơn 6 vết chàm trên cơ thể.

  • Dấu chàm trên cơ thể hình cây, cơ thể mềm không chắc khỏe.

  • Da trẻ quá khô, hoặc ngứa , hay bị sưng tấy.

Cần làm gì nếu phát hiện những dấu hiệu trên ở trẻ sơ sinh?

Điều cần làm đầu tiên chính là đưa trẻ đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín sớm nhất có thể để kiểm tra. Nếu trẻ đã được bác sĩ đánh giá là phát triển bình thường nhưng bạn vẫn còn cảm thấy lo lắng thì đừng ngần ngại đưa trẻ đi khám ở các nơi khác.

Trong trường hợp nếu trẻ đã được chẩn đoán thiểu năng trí tuệ, thì dù ở mức độ nào đi chăng nữa, cha mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc can thiệp và điều trị cho trẻ:

-  Hãy giữ bình tĩnh, chấp nhận thực tế và hỗ trợ con trong hành trình đầy khó khăn này, luôn đặt niềm tin rằng con mình nhất định sẽ vượt qua được.

- Dành nhiều thời gian chơi với con nhiều hơn, kiên trì hướng dẫn con từ những hoạt động đơn giản nhất, tăng độ khó với những hoạt động phức tạp hơn theo theo thời gian nếu con có thể thực hiện được những hoạt động đơn giản nhuần nhuyễn.

- Khi con hoàn thành được một nhiệm vụ, cha mẹ hãy dành cho con những lời khen ngợi và động viên, khuyến khích trẻ, kể cả việc nhỏ nhất.

- Cho con giao tiếp xã hội nhiều, gặp gỡ và chơi đùa với nhiều trẻ khác không chỉ ở trường học mà có thể là ở khu vui chơi trẻ em để trẻ có thể cải thiện khả năng giao tiếp.

- Cha mẹ nên đọc truyện cho con hàng ngày, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất và trí tuệ.

Trung tâm Giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bậc cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Trung tâm dạy trẻ đặc biệt Hoa Nhật Vàng để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.

Tin nổi bật

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa khỏi được không

Việc điều trị và giáo dục một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ đòi hỏi các bậc cha mẹ có sự kiên trì, nhẫn nại cùng sức mạnh tình thương...

Tư vấn chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nuôi dạy bằng tình yêu thương với trẻ chậm phát triển trí tuệ, kèm với việc điều trị sớm có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn đối với cách trẻ...

Tư vấn cách điều trị trẻ chậm phát triển trí tuệ

Cùng Giáo dục đặc biệt Hoa Nhật Vàng tìm hiểu những phương pháp điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ qua bài viết sau đây

Phương pháp dạy học cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Việc xác định phương pháp phù hợp để dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình can thiệp, hỗ trợ các...

Đánh giá, phân loại các dạng trẻ chậm phát triển trí tuệ

Việc phát hiện sớm, phân loại các dạng trẻ chậm phát triển trí tuệ ngay từ ban đầu là bước vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá...

Các hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Tổng hợp cho các bậc cha mẹ các dấu hiệu nhận biết cũng như hành vi thường gặp ở các trẻ chậm phát triển trí tuệ để cha mẹ có thể hiểu và nhận biết...

0987754956